Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về "sự gia tăng đáng kể việc sử dụng có vấn đề" ở thanh thiếu niên tại các nước châu Âu. Theo WHO khu vực châu Âu, cụm từ "có vấn đề" được WHO sử dụng khi những người trẻ tuổi có "các triệu chứng giống như nghiện". WHO cảnh báo hơn 10% số thanh thiếu niên có "nguy cơ chơi trò chơi điện tử có vấn đề".
Giám đốc WHO khu vực - ông Hans Kluge - khuyến nghị cần hành động ngay lập tức để giúp thanh thiếu niên thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội - vốn đã được chứng minh có thể dẫn đến trầm cảm, bắt nạt, lo lắng và kết quả học tập kém.
Dữ liệu thống kê của WHO trong năm 2022 đối với 280.000 người trong độ tuổi 11, 13 và 15 từ 44 quốc gia ở châu Âu, Trung Á và Canada cho thấy 11% số thanh thiếu niên có dấu hiệu sử dụng mạng xã hội “có vấn đề”, tăng so với chỉ 7% của 4 năm trước đó.
Khảo sát cho thấy hơn 30% thanh thiếu niên chơi hàng ngày và 22% trong số đó chơi ít nhất 4 giờ. 12% số thanh thiếu niên có nguy cơ "nghiện" cờ bạc.
WHO khu vực châu Âu kêu gọi các nước thúc đẩy đưa kiến thức số vào trường học, tăng cường các dịch vụ sức khỏe tâm thần cũng như đào tạo giáo viên và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đồng thời thực thi trách nhiệm giải trình đối với các nhà cung cấp phương tiện truyền thông xã hội.
P.T (Tổng hợp)
07:00 | 15/01/2024
13:00 | 09/08/2023
21:00 | 07/10/2022
10:00 | 25/10/2024
Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát, trong đó, 90% camera tại Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc và chuyển dữ liệu ra nước ngoài.
16:00 | 23/09/2024
Ngày 20/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1013/QĐ-TTg, trong đó lấy ngày 6/8 hằng năm là Ngày An ninh mạng Việt Nam.
13:00 | 17/06/2024
Tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình phối hợp giữa UBND TP. HCM và Đại học Quốc gia TP. HCM, giai đoạn 2022 - 2025 diễn ra sáng ngày 11/6, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị các Sở, ngành cần làm ngay một kế hoạch, chiến lược bài bản, toàn diện về phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho thành phố.
14:00 | 22/05/2024
Ngày 17/5, tại hội nghị thường niên của Ủy ban Bộ trưởng Hội đồng châu Âu (EC), với sự tham gia của các bộ trưởng ngoại giao của 46 quốc gia thành viên, EC đã thông qua hiệp ước toàn cầu đầu tiên mang tính ràng buộc về mặt pháp lý liên quan các quy định quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).