Việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên không chỉ là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh của đất nước mà còn làm nổi bật tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng đối với khu vực. Tất cả những yếu tố này sẽ nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vây, các công tác chuẩn bị đang được gấp rút hoàn thiện những phần việc cuối cùng. Một trong những phần việc quan trọng là công tác đảm bảo cơ sở hạ tầng viễn thông để phục vụ cho sự kiện này.
Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là 2 đơn vị được lựa chọn trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.
Trung tâm báo chí phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2.
Theo báo cáo từ Cục Bưu điện Trung ương, tổng dung lượng băng thông Internet của cả 2 nhà mạng tại địa điểm này là 80Gbs. Trong đó, VNPT và Viettel mỗi bên cung cấp 40Gbps dung lượng băng thông Internet. So với Trung tâm báo chí phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 tại Singapore, năng lực hạ tầng của Trung tâm báo chí tại Hà Nội được đánh giá gấp từ 1,5 tới gần 2 lần.
Mức dung lượng này bảo đảm cho khoảng 3.500 - 4.000 phóng viên, nhà báo sử dụng đồng thời. Hiện Viettel và VNPT đã lắp đặt xong toàn bộ các thiết bị phát sóng WiFi tại tất cả các khu vực cần phủ sóng theo yêu cầu của Bộ ngoại giao. Các khu vực này bao gồm khu làm việc chung sảnh tầng 1, tầng 2 nhà A, phòng ăn phóng viên, khu vực Booth và trung tâm báo chí của Hàn Quốc.
Hiện tại, có tổng cộng 115 thiết bị phát sóng WiFi và 1.299 đầu chờ Internet có dây đã được triển khai. Cả 3 nhà mạng là Viettel, VinaPhone và MobiFone đều đã lắp đặt sẵn các xe BTS lưu động để tăng cường sóng di động tại Trung tâm báo chí. Ngoài ra các nhà mạng còn lắp đặt thêm các thiết bị tăng cường thu phát sóng di động.
Về công tác đảm bảo an toàn mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã lắp đặt 3 máy chủ vật lý (tương ứng với 12 máy chủ ảo) để giám sát và kiểm soát ATTT của 2 nhà mạng VNPT và Viettel.
Bên cạnh đó, Viettel sẽ tăng cường chất lượng phủ sóng 2G, 3G, 4G trên toàn địa bàn thủ đô Hà Nội và đặc biệt là tại khu vực Trung tâm báo chí, ngầm hóa hàng chục km cáp quang với dung lượng hàng chục Gbps mỗi tuyến theo nhiều hướng vật lý khác nhau để đảm bảo dự phòng. Đồng thời, Viettel cũng đảm bảo dung lượng truyền dẫn quốc tế và trong nước, dự phòng 1 + 3, tương đương 20 Gbps mỗi đường.
Viettel cũng sẽ xây dựng hệ thống tường lửa, hệ thống chống tấn công DDoS, hệ thống chủ động phát hiện tấn công mạng, tiến hành diễn tập giả lập tấn công vào hệ thống Trung tâm báo chí, qua đó xem xét các khả năng, tình huống bị tấn công, phá hoại trên thực tế cũng như trên không gian mạng để xây dựng các phương án ứng phó khi tình huống xảy ra.
Với VNPT, công tác chuẩn bị hạ tầng, đảm bảo chất lượng và tính thông suốt của dịch vụ, đảm bảo an toàn thông tin mạng cũng đang được đơn vị này thực hiện ở tiêu chuẩn cao nhất. Sau khi huy động mọi nguồn lực nhằm lắp đặt các thiết bị cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định, WiFi cho Trung tâm báo chí và các điểm họp Hội nghị chính thức, VNPT còn triển khai sẵn sàng các phương án dự phòng theo các hướng vật lý khác nhau.
Tập đoàn này cũng chuẩn bị sẵn các thiết bị thay thế, xây dựng kịch bản đảm bảo an toàn thông tin trong mọi tình huống, bao gồm việc phòng chống tấn công mạng, bảo vệ thiết bị truy cập của phóng viên, bảo vệ chống DDoS cho đường Internet…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp đến thị sát Trung tâm báo chí.
Trước đó, sáng 24/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp tới thị sát Trung tâm báo chí phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô. Thăm khu vực dành cho phóng viên tác nghiệp, Thủ tướng bày tỏ sự hài lòng về công tác chuẩn bị chu đáo của ban tổ chức. Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị cung cấp hạ tầng viễn thông không được để đường truyền Internet bị chậm và phải có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối, đề phòng tình huống bất trắc có thể xảy ra.
Ngọc Mai
15:00 | 19/06/2011
14:42 | 05/05/2016
09:00 | 06/05/2019
13:00 | 23/03/2023
13:00 | 22/10/2024
Ngày 8/10, Tòa án Tối cao Brazil đã cho phép nền tảng xã hội X hoạt động trở lại tại nước này sau khi nộp phạt 5,23 triệu USD và chấp thuận tuân thủ các phán quyết của các nhà chức trách cũng như quy định pháp luật nước này.
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
08:00 | 14/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 14 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
23:00 | 06/09/2024
Tối ngày 06/9, tại Hà Nội, lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo nội dung.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024