Đề cập về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn cho biết, ngay sau kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV, Thường trực Ủy ban đã chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin truyền thông - cơ quan soạn thảo Dự án Luật và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường dự kiến báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội 05 vấn đề lớn trong việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật; quan điểm các cơ quan trong tiếp thu là thống nhất, cụ thể gồm:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Đa số ý kiến nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và không áp dụng một số trường hợp loại trừ tại thời điểm hiện tại. Một số ý kiến tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh nhưng đề nghị cân nhắc lộ trình thực hiện để đảm bảo tính khả thi. Có ý kiến đề nghị nên hạn chế phạm vi điều chỉnh mở rộng đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn, khai sinh… Có ý kiến đề nghị nghiên cứu thể hiện lại Điều 1 để bảo đảm dễ hiểu, đúng phạm vi điều chỉnh hơn.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng, giao dịch điện tử đã và đang thực hiện phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, hoạt động đời sống kinh tế, xã hội. Một số giao dịch thuộc phạm vi bị loại trừ tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã và đang được triển khai một phần như: Đăng ký kết hôn, cấp giấy khai sinh, cấp giấy khai tử,….
Theo ông Nguyễn Phương Tuấn, thực tế, các dịch vụ công trực tuyến do các Bộ, ngành địa phương cung cấp đang được đẩy mạnh theo hướng toàn bộ quá trình. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, một số quốc gia trên thế giới cũng không quy định các lĩnh vực loại trừ áp dụng giao dịch điện tử; có quốc gia chỉ nêu các trường hợp loại trừ ở các văn bản dưới luật nhằm dễ dàng thay đổi khi điều kiện thực tiễn cho phép; có quốc gia đã thu hẹp phạm vi các lĩnh vực loại trừ trong Luật. Do vậy, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ban soạn thảo đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh như Điều 1 dự án Luật.
Thứ hai, về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử (Điều 7): Có ý kiến đề nghị xác định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử; đề nghị bổ sung trách nhiệm quản lý nhà nước về nền tảng số cho toàn diện, phù hợp với xu thế hiện nay; có ý kiến đề nghị làm rõ vai trò quản lý nhà nước của cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về giao dịch điện tử tại Khoản 4 Điều 7. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã giải trình rõ trong báo cáo về nội dung này và xin giữ như Dự thảo.
Thứ ba, về chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Điều 26): Có ý kiến đề nghị nghiên cứu thay tên Điều 26 “Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ” bằng “Chữ ký số chuyên dùng công vụ” cho phù hợp với phạm vi sử dụng chữ ký số chuyên dùng.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiếp thu ý kiến trên. Đồng thời bổ sung khoản 4 Điều 26 giao Chính phủ quy định chi tiết điều này và bổ sung điều khoản chuyển tiếp thay thế cụm từ này trong các luật có liên quan (Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam) để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thứ tư, về dịch vụ tin cậy (Điều 29): Có ý kiến đề nghị rà soát khoản 2 và khoản 4 quy định về dịch vụ tin cậy là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho phù hợp với Luật Đầu tư; đề nghị quy định rõ theo hướng khi doanh nghiệp hội đủ điều kiện thì cấp cả 03 loại dịch vụ tin cậy; đề nghị quy định theo hướng chỉ giao cho một cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ; đề nghị làm rõ hơn đối với loại hình dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiếp thu ý kiến nêu trên và chỉnh sửa như trong Dự thảo (Điều 26, khoản 3 Điều 56).
Thứ năm, về tài khoản định danh điện tử (Điều 48 và khoản 3 Điều 49): Có ý kiến đề nghị cân nhắc bỏ Điều 48 về tài khoản định danh điện tử vì được điều chỉnh tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về ; có ý kiến đề nghị đối chiếu Luật căn cước công dân (sửa đổi) do Bộ Công an đang chủ trì xây dựng, trong đó cũng có quy định về định danh và xác thực điện tử; có ý kiến cho rằng quy định tại khoản 3 Điều 49 là trùng với nội dung Điều 48, do đó đề nghị bỏ quy định này.
Ông Nguyễn Phương Tuấn khẳng định: Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiếp thu các ý kiến trên để đảm bảo tính thống nhất, không có sự trùng lặp trong hệ thống pháp luật về định danh và xác thực điện tử.
Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 29/11/2005 đã tạo hành lang pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế cho giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Các quy định của Luật đi vào cuộc sống đã góp phần thúc đẩy sự phát triển giao dịch điện tử đồng thời tạo tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Kết quả tổng kết thực tiễn 17 năm thực hiện Luật Giao dịch điện tử cho thấy, bên cạnh những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 vẫn đang tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung cụ thể.
Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 8 chương, 56 Điều được thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Tại phiên thảo luận ở Hội trường, các đại biểu tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Đồng thời, nhấn mạnh việc sửa đổi Luật lần này nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, góp phần ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, .
Tuệ Minh
07:00 | 15/09/2022
08:00 | 31/05/2023
10:00 | 19/07/2023
10:00 | 20/01/2022
15:00 | 22/06/2023
09:00 | 13/07/2021
09:00 | 08/12/2023
15:00 | 21/04/2023
09:00 | 21/05/2024
Ngày 27/11/2023, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Căn cước (Luật số 26/2023/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Luật Căn cước gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
15:00 | 04/08/2023
Quy định về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy (eIDAS) của Liên minh châu Âu (EU) được ban hành vào năm 2014 nhằm mục đích nâng cao lòng tin đối với các giao dịch điện tử trên thị trường nội khối, bằng cách cung cấp nền tảng pháp lý chung cho giao dịch điện tử đảm bảo an toàn giữa người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và quốc tế trong thị trường nội khối. Từ đó tăng cường hiệu quả của các dịch vụ trực tuyến công và tư, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử trong EU. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giải thích rõ hơn về quy định eIDAS và sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).
07:00 | 06/03/2023
Tính đến ngày 23/2, đã có hơn 178 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hơn 78 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đã được cấp cho công dân.
14:00 | 17/02/2023
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tháng 1/2023, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID trên toàn quốc. Hội nghị được kết nối trực tuyến (4 cấp) từ trụ sở Chính phủ tới các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương cấp huyện, cấp xã.
15:00 | 03/10/2024
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, với cách tiếp cận bứt phá, việc phổ cập chữ ký số tại Việt Nam cho 100% người dân trưởng thành Việt Nam vào năm 2025 là khả thi. Đây cũng là mục tiêu, nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành Thông tin và Truyền thông.
14:00 | 24/10/2024