Hệ thống hạ tầng này khi đưa vào vận hành sẽ phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý giao thông đô thị, cấp cứu y tế, phòng cháy chữa cháy, phòng, chống thiên tai, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường; quản lý chất lượng nước, chất lượng thực phẩm… Hệ thống sẽ tạo nền tảng vững chắc trong việc xây dựng thành công nền hành chính điện tử TP. Đà Nẵng, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Bên cạnh việc chính thức đưa vào hoạt động Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT&TT, Đà Nẵng còn được đánh giá là địa phương đi đầu trong việc xây dựng và triển khai thực hiện nhất quán một chiến lược dài hạn phát triển CNTT và nguồn nhân lực CNTT trên cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan hiện trạng CNTT và xác định kiến trúc Chính phủ điện tử ở địa phương. Các kết quả hữu hình và vô hình trên sẽ tạo ra nền móng vững chắc để biến CNTT thành một động lực phát triển kinh tế - xã hội mới thông qua việc thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận thông tin, sản xuất kinh doanh và hoạt động của các cơ quan công quyền tại TP. Đà Nẵng.
Phát biểu tại lễ khai trương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng đánh giá cao vị thế của hạ tầng CNTT&TT của Đà Nẵng, Thành phố đã tiến thêm một bước nữa trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng nền tảng Chính quyền điện tử, thực hiện cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng chí Thứ trưởng nhấn mạnh, trong thời gian tới, TP. Đà Nẵng cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong toàn bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch của chính quyền, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Bên cạnh đó, cần có quy định, quy chế quản lý, sử dụng để đảm bảo hệ thống được khai thác đúng mục đích, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân.
Trước đó, chiều 19/8/2013, Sở TT&TT TP. Đà Nẵng đã họp báo và chính thức công bố sẽ tổ chức Khai trương Hệ thống hạ tầng CNTT & TT TP. Đà Nẵng Chủ trì buổi họp báo, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở, Phó Trưởng Ban thường trực, Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT TP Đà Nẵng cho biết: Hệ thống hạ tầng CNTT & TT TP. Đà Nẵng chính thức được khai trương và đi vào vận hành lần này cũng là các hợp phần của Tiểu dự án phát triển CNTT và Truyền thông TP Đà Nẵng được khởi động từ năm 2006, bao gồm:
1. Trung tâm dữ liệu (TTDL) thành phố Đà Nẵng (Data Center): được xem như “Bộ não” cho toàn bộ hệ thống CNTT, giữ vai trò hạ tầng kỹ thuật của Chính quyền điện tử đang được xây dựng tại Đà Nẵng. Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng TTDL là một dấu ấn quan trọng trên lộ trình xây dựng hạ tầng kết nối cho Thành phố.
TTDL giữ chức năng là một trung tâm dịch vụ hạ tầng dùng chung, an toàn và tin cậy để quản lý và lưu trữ các ứng dụng chính phủ điện tử của các Sở, ban, ngành, quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng; cho phép các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ cho các bên liên quan cũng như đưa các dịch vụ công điện tử đến với người dân một nhanh chóng và hiệu quả. Trung tâm Dữ liệu còn được kết nối với mạng đô thị (Danang MAN) giúp cán bộ công chức có thể truy cập vào các ứng dụng và các dịch vụ điện tử thông qua mạng nội bộ Intranet và người dân truy cập thông qua Internet.
2. Mạng đô thị (Danang MAN): Trong mô hình Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng, đây là một thành phần quyết định trong việc tạo lập một môi trường truyền dẫn băng thông rộng và có tính bảo mật cao đến tất cả 87 đầu mối Sở - Ban – Ngành - Quận - Huyện - Phường - xã, đảm bảo cung cấp đa dịch vụ (data, video, voice,…), để có thể triển khai các ứng dụng CNTT-TT, đặc biệt là các dịch vụ hành chính công cho người dân. Khi mạng đô thị hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ tạo lập một môi trường băng thông rộng (đến 10Gbps để đảm bảo truyền tải lưu lượng các cơ quan với nhau và với Trung tâm dữ liệu) kết nối đến tất cả các sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phố Đà Nẵng.
3. Hệ thống kết nối không dây (WIFI) TP Đà Nẵng: Đây là hệ thống kết nối không dây với tầm phủ sóng bao gồm các khu vực trung tâm thành phố, trụ sở các sở, ban, ngành, quận, huyện, các tụ điểm công cộng…nhằm tạo điều kiện cho cán bộ nhà nước, các doanh nghiệp và người dân dễ dàng truy cập vào các dịch vụ công và các dịch vụ giá trị gia tăng khác thông qua Internet và điện thoại.
Hệ thống đáp ứng tầm phủ sóng rộng, tính ổn định cao, không bị ảnh hưởng của thời tiết, hỗ trợ tính năng di động, tích hợp đa dạng chủng loại dịch vụ, mở rộng linh hoạt để thực hiện việc triển khai theo từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, có thể cho phép triển khai cung cấp dịch vụ gia tăng như: điện thoại Internet (VoIP), dịch vụ quan sát thành phố bằng camera, thông tin điều khiển giao thông, phòng chống thiên tai như bão, lụt, động đất…, bảo đảm an ninh thông tin và an ninh mạng ở mức cao.
4. Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Ứng dụng CNTT & TT: Đây là dự án nhằm thiết lập cơ sở hạ tầng Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Ứng dụng CNTT & TT và Cổng học tập trực tuyến,đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực CNTT & TT phục vụ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Quy mô dự án này bao gồm các hạng mục: Hệ thống Ứng dụng đào tạo trực tuyến; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng CNTT & TT; Phòng Lab và Phòng Đào tạo Kỹ năng mềm.
10:00 | 18/10/2024
Trung Quốc đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh với hơn 600 triệu người dùng đăng ký dịch vụ. Kỹ sư trưởng tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ này với hơn 4.500 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực AI cốt lõi.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
08:00 | 06/09/2024
Ngày 05/9, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ TT&TT tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (9/9/2014 - 9/9/2024). Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, ngoài vũ khí số, yêu cầu Cục ATTT phải có binh pháp số. Cục ATTT cần xây dựng cho mình một binh pháp trên không gian mạng.
08:00 | 05/09/2024
Giữa những trang sử vàng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những câu chuyện về những người lính thầm lặng, những người không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng lại nắm giữ một vũ khí vô cùng lợi hại, đó là thông tin. Họ là những chiến sĩ cơ yếu, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ bí mật quốc gia, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc. Ông Nguyễn Văn Khôi, một cựu chiến binh cơ yếu, là một trong những nhân chứng sống của thời kỳ hào hùng đó.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024