Tham dự Diễn đàn có hơn 650 đại biểu cấp cao từ Chính phủ, 10 bộ và các cơ quan ngang bộ; 31 cục, tổng cục, trung tâm, viện nghiên cứu; lãnh đạo tỉnh, sở, ban ngành từ 27 tỉnh, thành phố trên cả nước; đại sứ, tham tán thương mại của 12 quốc gia tại Việt Nam, các lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học.
Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những mô hình kinh doanh hoàn toàn khác biệt so với truyền thống, chẳng hạn như các hãng truyền thông toàn cầu không sở hữu quyền tác giả của một tin tức nào, hãng taxi toàn cầu nhưng không sở hữu một chiếc xe nào, chuỗi khách sạn toàn cầu nhưng không sở hữu một phòng nghỉ nào… Tất cả những điều này đang góp phần định hình một thời đại kinh tế mới - thời đại của kinh tế số.
Trong bối cảnh ấy, Thủ tướng chỉ đạo Diễn đàn hôm nay cần thảo luận để tạo ra nhận thức chung sâu sắc hơn về các đặc trưng cơ bản của kinh tế số như: tính chia sẻ, giá trị gia tăng của nền tảng ứng dụng công nghệ số, những đặc tính của sản phẩm khi có mức giá trị, quy mô và tính cá biệt, khả năng truy xuất nguồn gốc, phương thức phân phối ra thị trường… Từ đó, lựa chọn hướng đi phù hợp, phát huy tốt các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong phát triển nền kinh tế số.
Thủ tướng nhận định, Việt Nam đã tiến 10 bậc theo đánh giá của Liên hợp quốc về Chính phủ điện tử. Tuy nhiên mới chỉ khiêm tốn xếp vị trí thứ 6 trong ASEAN.
Thủ tướng cũng chỉ ra những tồn tại và bất cập trong việc triển khai Chính phủ điện tử như: cơ sở pháp lý chưa toàn diện, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu, hạ tầng thông tin có mức độ an toàn thấp, cơ chế đầu tư cho CNTT còn bất cập, tốc độ xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia làm nền tảng rất chậm, các hệ thống thông tin dữ liệu chưa được kết nối thông suốt, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn thủ công, dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, cấp độ 4 còn thấp. Theo đó, có nhiều ý kiến cho rằng cần xây dựng nền kinh tế số Việt Nam theo 3 trụ cột chính là hạ tầng số, tài nguyên số và chính sách chuyển đổi số.
Việc xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn liền với vai trò của người đứng đầu, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, bảo đảm thực thi hiệu quả. Việt Nam đang thiết lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo; các thành viên Ủy ban là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ liên quan trực tiếp tới các nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử, đồng thời có sự tham gia của đại diện cho khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Với quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”, Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, xác định rõ mục tiêu, vai trò, trách nhiệm và lộ trình cụ thể trong triển khai Chính phủ điện tử và thiết lập hệ thống chỉ số trong giám sát hiệu quả thực thi, tránh tình trạng làm hình thức mà không bảo đảm yêu cầu.
Thủ tướng chỉ đạo, trong giai đoạn trước mắt, các Bộ, ngành, địa phương cần xác định các nhiệm vụ trọng tâm và quyết tâm thực hiện như sau: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế; Phát triển nguồn nhân lực; Tập trung triển khai các giải pháp nền tảng công nghệ Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dồn sức để có nguồn lực phát triển trên cơ sở xác định mục tiêu trọng tâm và ưu tiên đầu tư trong tiến hành việc thu nạp cả nguồn lực tài chính và con người; Phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân ; Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhận thức về Chính phủ điện tử, kinh tế số, hạ tầng số.
Sau phiên khai mạc, Diễn đàn đã lần lượt thảo luận theo 3 chuyên đề chính: Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Kinh tế số và Hạ tầng số.
Đặc biệt, tại Diễn đàn, các kinh nghiệm quốc tế thành công của Malaysia, Estonia cũng đã được chia sẻ. Câu chuyện Estonia, quốc gia nhỏ bé đã gặp rất nhiều vấn đề khó khăn sau khi tách khỏi Liên bang Xô Viết đã làm cách nào để vươn lên trở thành quốc gia số hoá thành công nhất thế giới. Hay bài học trong việc thực thi triển khai chính phủ điện tử tại Malaysia và 10 quốc gia khác lại dựa trên mô hình PEMANDU với 8 bước BFR gồm: Đặt mục tiêu đúng đắn; Xây dựng kế hoạc chi tiết; Chọn ngày công bố; Chỉ ra đường lối thực hiện rõ ràng; Xây dựng và đo lường và giám sát bằng KPI rõ ràng; Thực thi và giải quyết các vấn đề; Đánh giá kết quả từ bên ngoài; Báo cáo tổng kết định kỳ hàng năm và rút kinh nghiệm. Qua gần 10 năm, PEMANDU đã giúp Malaysia tạo ra được 2,6 triệu việc làm; tỉ lệ thâm hụt ngân sách giảm từ 6,6% còn hơn 3%.
Ban tổ chức kỳ vọng, những câu chuyện thực tế và kết quả “thần kỳ” mà quá trình chuyển đổi số mang lại cho việc điều hành, quản lý ở những quốc gia kể trên sẽ là nguồn cảm hứng, là động lực để Việt Nam bắt tay viết nên câu chuyện thành công của riêng mình.
Kết quả khảo sát về mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được Ban Tổ chức tiến hành đối với 180 cơ quan đơn vị, doanh nghiệp tham dự Diễn đàn năm nay. Khi được hỏi về 3 nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam phát triển nền Kinh tế số, đa số ý kiến cho rằng việc Xây dựng chính phủ số kiến tạo, hành động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao cho người dân, doanh nghiệp là quan trọng nhất (137 phiếu, tương đương 76,1%); Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (với 104 phiếu, tương đương 57%); Phát triển hạ tầng số /kết nối liên thông và dữ liệu mở (90 phiếu, tương đương 50%). Về phía tổ chức, doanh nghiệp, 3 nhân tố được cho là quan trọng nhất để giúp đẩy nhanh chuyển đổi số là: Tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo (162 phiếu, tương đương 90%); Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cụ thể (123 phiếu, tương đương 68,3%) và cuối cùng là Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số (93 phiếu, tương đương 51,7%). Với câu hỏi về 3 lĩnh vực nào của Việt Nam cần và có thể thực hiện đổi mới ngay, quyết liệt để thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam, lĩnh vực Công nghệ thông tin đứng vị trí đầu tiên với 133 phiếu tương đương 73,9%. Tiếp đến là lĩnh vực Thương mại điện tử với 88 phiếu, chiếm 48,9% và thứ ba là Giáo dục và Đào tạo với 69 phiếu, chiếm 38,3% Với câu hỏi về hiểu biết về chuyển đổi số chưa? Đã có hoạt động cụ thể gì thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức của mình chưa? Không có phiếu nào đề cập là không có hiểu biết và chưa có hành động gì. 34,4% người được hỏi trả lời Đã có tìm hiểu nhưng chưa biết cần làm gì; 32,2% trả lời Đã hiểu và đã sẵn sàng mọi nguồn lực cho chuyển đổi số và 28,9% hiện đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số./. |
Đ.T
14:39 | 26/06/2015
17:46 | 20/06/2013
08:00 | 29/11/2017
13:00 | 22/10/2024
Ngày 8/10, Tòa án Tối cao Brazil đã cho phép nền tảng xã hội X hoạt động trở lại tại nước này sau khi nộp phạt 5,23 triệu USD và chấp thuận tuân thủ các phán quyết của các nhà chức trách cũng như quy định pháp luật nước này.
08:00 | 11/10/2024
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
15:00 | 09/10/2024
Ngày 07/10/2024, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII, Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề "Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu trong kỷ nguyên Blockchain và AI" tại Đại học Thương mại Hà Nội. Sự kiện đã thu hút hơn 500 sinh viên cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Logistics, Blockchain và AI.
10:00 | 02/10/2024
Sự kiện Security Bootcamp 2024 với chủ đề nhân tính (Humanity) nhằm thực hiện sứ mệnh truyền thông về việc cần thiết phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm xã hội, cộng đồng trong bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Suốt chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (12/9/1945 - 12/9/2024), ngành Cơ yếu Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng đặc biệt tin cậy, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11:00 | 24/10/2024
Mới đây, Eric Council Jr., 25 tuổi đã bị bắt giữ tại Mỹ do bị cáo buộc tấn công tài khoản mạng xã hội X của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) nhằm thao túng giá Bitcoin hồi đầu năm nay. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh mạng và những rủi ro tiềm ẩn từ các cuộc tấn công mạng có chủ đích.
14:00 | 28/10/2024