Sau hơn 01 năm chuẩn bị từ khâu tổ chức cho đến nội dung chương trình như công tác nhận và phản biện các bài báo khoa học, RET2022 diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trên với sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà khoa học, giảng viên, học viên đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Đài Loan và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh nhận định: “Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, giảng viên, học viên trong và ngoài nước kết nối với nhau, chia sẻ, trao đổi các vấn đề đã, đang và sẽ nghiên cứu, sau đó tiến đến hợp tác, thành lập và phát triển các nhóm nghiên cứu chuyên sâu. Trong các năm tiếp theo, mục tiêu của Hội thảo là trở thành một diễn đàn khoa học thường niên uy tín đặc biệt thu hút các nhà khoa học danh tiếng trên thế giới”.
TS. Nguyễn Minh Hòa, Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh phát biểu tại Hội thảo.
Theo Ban Tổ chức, đã có 39 bài báo chất lượng được chọn lọc, bình duyệt từ 58 bài báo gửi về, trong đó có 04 chuyên đề khách mời được báo cáo bởi các nhà khoa học, học giả uy tín trên thế giới: Chuyên đề: Phát triển bộ chuyển đổi thời gian số với độ phân giải pico-giây bằng chip FPGA do GS,TS. Tang-Chieh Liu, Trưởng Khoa Kỹ thuật điện tử, Đại học Phùng Giáp trình bày; Chuyên đề: Bằng sáng chế của một kỹ sư về kỹ thuật, Engineering an Engineer’s Patient của TS. Phillip M. Adams (Hoa Kỳ), Giáo sư thỉnh giảng Trường Đại học Trà Vinh; Ông Võ Duy Nhất, Công ty TNHH Mitsubishi Electric Việt Nam với Chuyên đề: Giải pháp bảo trì toàn diện dành cho dây chuyền sản xuất; TS. David Nghiêm, Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ không dây toàn cầu, Hoa Kỳ trình bày chuyên đề: Phát triển thiết bị y tế không dây.
Chuyên gia báo cáo Chuyên đề tại Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.
Tại Hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Thái Sơn, Phó Trưởng Ban tổ chức cho biết: “Hội thảo RET là diễn đàn thường niên trong 4 năm qua. Đặc biệt, hội thảo RET lần thứ 5 năm 2022 đã nâng tầm thành hội thảo quốc tế thu hút nhà nghiên cứu trên thế giới. Các bài báo đáp ứng yêu cầu của Hội thảo sẽ được xuất bản trên Kỷ yếu hội thảo có chỉ số ISBN, đặc biệt các bài xuất sắc sẽ được đề xuất đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Trà Vinh và”.
Sau phiên toàn thể, các diễn giả và các nhà khoa học đã tham dự 05 phiên báo cáo chuyên đề diễn ra song song. Tại đây các diễn giả và các nhà khoa học đã phân tích, tranh luận làm rõ những vấn đề trong các báo cáo thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, cơ khí - động lực, xây dựng, điều khiển và tự động hóa, điện - điện tử, ứng dụng AI và sở hữu trí tuệ.
Hội thảo RET2022 cũng đã nhận được sự quan tâm, đồng hành của nhiều doanh nghiệp, trong đó có tài trợ đặc biệt của Công ty TNHH Mitsubishi Electric Việt Nam (MEVN) và Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1).
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
Phong Thu
09:00 | 17/03/2022
10:00 | 22/08/2022
15:00 | 12/09/2022
08:00 | 22/09/2022
16:00 | 21/06/2022
12:00 | 23/09/2022
14:00 | 09/09/2022
10:00 | 22/09/2022
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 22/10, hội nghị “Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng” dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
08:00 | 25/09/2024
Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Cơ yếu Trung ương lần thứ 3 nhiệm kỳ 1986-1988 được tổ chức tại Hà Nội diễn ra từ ngày 25-27/9/1986. Đồng chí Trần Hữu Đắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối 1 cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024