Đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (ngồi giữa) tham dự Hội thảo
Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Đăng Lực, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban; ông Nguyễn Ái Hữu, Chủ tịch HĐQT - Nhà sáng lập Tập đoàn Xelex; ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Ái Hữu, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ Xelex đánh giá, ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam mặc dù được hưởng nhiều chính sách ưu đãi nhưng chủ yếu vẫn là gia công và lắp ráp sản phẩm với các bảng mạch và linh kiện nhập khẩu, khai thác dịch vụ. Năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ trong nước cũng đang dần được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, không cung cấp đủ các vật liệu điện tử cần thiết cho ngành công nghiệp vi mạch. Các thiết kế, nghiên cứu về linh kiện hay bán dẫn vẫn còn rất hạn chế, đa phần là nhập khẩu. Tuy nhiên, nguồn ngoại nhập này lại bị phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như phương tiện vận tải, dịch Covid-19 hoặc chiến tranh thương mại,... đứt gãy chuỗi cung ứng khiến sản xuất bị động, dẫn đến một số ngành sản xuất trong nước bị ngưng trệ hoàn toàn.
Ông Nguyễn Ái Hữu, Chủ tịch HĐQT - Nhà sáng lập Tập đoàn Công nghệ Xelex phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông Nguyễn Ái Hữu nhấn mạnh, ngành công nghiệp Điện tử là một ngành công nghệ cao rất đặc biệt. Do vậy, sự thành công của nền công nghiệp điện tử của Việt Nam không những đòi hỏi các nguồn kinh phí đầu tư ban đầu khổng lồ mà còn cần có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia, kỹ sư có trình độ chuyên môn vững vàng.
Ông Nguyễn Ái Hữu cũng phân tích một số lợi thế phát triển tại Việt Nam có thể kể đến như: Nguồn nhân lực dồi dào khi có gần 100 triệu dân, trong đó 25% là dân số trẻ; Chi phí nhân công thấp (Việt Nam đứng thứ 4 về phí nhân công lao động trong khu vực); Chính trị ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán; Khả năng tiếp cận khoa học kĩ thuật nhanh; Có nhiều chính sách ưu đãi (thuế, đất), đặc biệt là các ngành khoa học kĩ thuật, khu công nghệ cao; có nhiều chuyên gia gốc Việt giỏi về khoa học kĩ thuật, đây là vô cùng quan trọng để giúp Việt Nam phát triển.
Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Điện Quang phát biểu tại Hội thảo
Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Điện Quang nhận định: “Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quá trình chuyển đổi số, ngành Điện - Điện tử lại càng thể hiện được tầm quan trọng hàng đầu. Điện - Điện tử được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, chi phối nhiều lĩnh vực khác như cơ khí, điện, nhựa và hóa chất,... tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện tại, doanh nghiệp nào tự chủ được công nghệ và một phần vật liệu sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, qua đó góp phần thúc đẩy ngành Điện - Điện tử phát triển. Đó chính là những lý do chính yếu thôi thúc Điện Quang, Xelex cùng cộng đồng Điện tử, CNTT, Viễn thông và các ngành công nghiệp phụ trợ hợp tác với nhau để đẩy mạnh nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm điện tử, CNTT và Viễn thông”.
Hội thảo quy tụ các chuyên gia hàng đầu là người Việt Nam tại Mỹ trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, trí tuệ nhân tạo; đại diện các Bộ, Ban ngành và các cơ quan Nhà nước; các trường Đại học danh tiếng tại Việt Nam; các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành công nghiệp Điện - Điện tử và một số ngành công nghiệp phụ trợ,…
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã trình bày các báo cáo về thực trạng ngành công nghiệp Điện tử, CNTT và Việt Nam, đề xuất phương thức phát triển đúng hướng, đồng bộ và bền vững cho ngành. Một số tham luận nổi bật có thể kể đến như: Software & AI – Trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng thực tế của ông Khanh Nguyễn, đến từ Cisco, Mỹ; Hướng tới làm chủ thiết kế Chip AI do ông Sang Nguyễn, Giám đốc bộ phận thiết kế Chip AI – Xelex trình bày; Quy trình phát triển sản phẩm đạt chất lượng quốc tế của ông Jon Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc, đồng sáng lập Tập đoàn Xelex….
Lễ ký kết hợp tác triển khai giải pháp quản lý thiết bị di động tập trung Soti Mobicontrol cho các dòng máy tính Xelex
Trong khuôn khổ hội thảo còn diễn ra lễ ký kết hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp liên quan đến việc phát triển các thiết bị Điện - Điện tử, CNTT và Viễn thông gồm:
Lễ ký kết Hợp tác phát triển Các dòng máy tính xách tay trên nền tảng Qualcomm Snapdragon và thiết bị 5G router “Make in VietNam” giữa Xelex và Qualcomm. Lễ ký kết này đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành công nghiệp máy tính Việt Nam khi máy tính xách tay được thiết kế bởi người Việt Nam trên nền tảng chip snapdragon của Hãng Qualcomm - một trong các hãng chip hàng đầu trên thế giới;
Lễ ký kết hợp tác chiến lược phát triển các giải pháp Smart City giữa Tập đoàn Điện Quang và Công ty Beowulf Việt Nam. Lễ ký kết nhằm góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp của Tập đoàn Điện Quang trong lĩnh vực IoT;
Lễ Ký kết hợp tác triển khai kết hợp giữa thiết bị phần cứng và giải pháp phần mềm bảo mật cao cấp nhất giữa Công ty Xelex và Công ty Total Logistics Solution.
ĐT
16:00 | 30/06/2022
14:00 | 09/09/2022
12:00 | 26/09/2022
15:00 | 16/12/2022
15:00 | 12/09/2022
10:00 | 22/08/2022
15:00 | 10/06/2021
08:00 | 03/10/2017
08:00 | 22/09/2022
08:33 | 11/08/2017
14:00 | 16/10/2024
Vào ngày 21/10 tới đây, tại Thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu 486, Bộ Tư lệnh 86 sẽ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An toàn thông tin trong Chuyển đổi số, xu thế và công nghệ”.
07:00 | 09/09/2024
Từ những ngày đầu thành lập, tổ chức cơ yếu đã trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ yếu như một cỗ máy tinh vi, không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Trong lịch sử 79 năm, các dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam về ngày 09 tháng 9 đều liên quan đến việc ban hành các quyết định về cơ cấu tổ chức.
09:00 | 07/09/2024
“Các đồng chí làm công tác mật mã là những chiến sĩ vô danh nhưng hữu xạ tự nhiên hương, các đồng chí phải phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của giai cấp, của Đảng, vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân. Các đồng chí phải ra sức trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân để xứng đáng với lòng tin của Đảng” (trích lời huấn thị của đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hội nghị học tập tác phong Cơ yếu tại Chiến khu Việt Bắc, tháng 9/1951).
10:00 | 06/09/2024
“Gã khổng lồ công nghệ” Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram vừa phải nộp phạt 36 triệu USD tại Brazil vì không kiểm soát được tình trạng quảng cáo lừa đảo tràn lan trên nền tảng của mình. Đây là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Meta và đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các công ty công nghệ trong việc bảo vệ người dùng khỏi các chiêu trò lừa đảo trực tuyến.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024