Để triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh (TPTM) thì Trung tâm điều hành thông minh (Intelligent Operations Center - IOC) đóng vai trò là bộ não tổng hợp, chỉ huy, điều hành toàn bộ các hoạt động của thành phố thông qua việc thu thập, chuẩn hóa dữ liệu. Đồng thời Trung tâm sẽ phân tích, xử lý, đưa ra các báo cáo, quyết định và chỉ huy các hoạt động của thành phố, phục vụ đắc lực cho hoạt động lãnh đạo của các cơ quan đơn vị.
IOC của thành phố là nơi làm việc tập trung thực hiện việc giám sát, điều hành các lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thành phố như: Giao thông, An ninh công cộng, Ứng cứu khẩn cấp, Cứu nạn, cứu hộ, Cung cấp điện, Chiếu sáng đô thị, Cấp thoát nước, Thời tiết, Môi trường… của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp dịch vụ công ích của thành phố.
IOC giúp kinh tế phát triển, vấn đề môi trường sống và làm việc của người dân tốt hơn, hướng tới một TPTM và bền vững.
Thời gian qua, một số địa phương dẫn đầu trong cả nước về phê duyệt và triển khai Đề án xây dựng TPTM đã khai trương IOC. Cụ thể:
Tháng 4, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã đưa vào vận hành IOC là một trong 4 trụ cột của TPTM mà TPHCM đang định hướng xây dựng, phát triển. Theo mô hình chức năng, trung tâm gồm 2 khối chính này được kết nối với nhau trong hạ tầng công nghệ: Khối thứ nhất gồm tiếp nhận, điều phối và giám sát xử lý hình ảnh; Khối thứ 2 là Trung tâm thông tin điều hành nhằm tổng hợp báo cáo. Việc Tập đoàn Viettel đã công bố phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TPHCM sẽ phục vụ đắc lực cho công tác xây dựng TPTM.
Tháng 7, Thừa Thiên Huế đã công bố dịch vụ IOC cấp tỉnh. Trung tâm được xây dựng trên mô hình hợp tác điển hình giữa Nhà nước và doanh nghiệp, đưa vào vận hành từ đầu năm 2019. Sau hơn 6 tháng triển khai đưa vào sử dụng, bước đầu Trung tâm đã phát huy vai trò là đầu mối tiếp nhận, phân phối thông tin điều hành, tạo ra sự kết nối trực tuyến giữa công dân, doanh nghiệp với cơ quan hành chính Nhà nước.
Tháng 8, tỉnh Quảng Ninh cũng đã chính thức đưa vào vận hành thí điểm IOC (đặt tại trụ sở UBND tỉnh, TP Hạ Long). Đây là IOC hiện đại và có quy mô tích hợp đồng bộ nhất hiện nay tại Việt Nam.
Tháng 9, UBND tỉnh Bắc Ninh cùng tổ chức triển khai thí điểm IOC với 6 lĩnh vực cốt lõi, gồm: Nền kinh tế thông minh; cư dân thông minh; quản trị thông minh; dịch chuyển thông minh; môi trường thông minh và cuộc sống thông minh.
Quốc Trung
08:00 | 25/11/2019
08:00 | 26/11/2020
21:00 | 24/11/2020
08:00 | 02/10/2019
15:00 | 16/12/2022
11:00 | 17/06/2019
13:00 | 26/09/2024
Để phát triển nề nếp, chế độ quản lý, chỉ đạo công tác Cơ yếu, bản chế độ công tác Cơ yếu tạm thời, từ những tháng cuối năm 1951 trở đi, cùng với việc lớp Trần Phú về nước, khóa học huấn luyện chính trị tổ chức ở Nghệ An và các phong trào học tập chính trị, quân sự do Đảng, Nhà nước, Quân đội phát động, nhận thức về công tác ơ yếu ở các cấp lãnh đạo cũng như đối với cán bộ, nhân viên cơ yếu đã có một bước chuyển biến mới.
16:00 | 25/09/2024
Sáng 25/9, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) phối hợp cùng một số cơ quan, đơn vị trong và ngoài Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức khai mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng cho hệ thống công nghệ thông tin tại Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2024.
14:00 | 23/09/2024
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện Kỹ thuật mật mã chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong ngành Cơ yếu và một số doanh nghiệp chuyên trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin, an toàn thông tin sẽ tổ chức “Cuộc thi An toàn và bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024” (sau đây gọi tắt là Cuộc thi) dành cho học viên, sinh viên các trường đại học.
09:00 | 05/09/2024
Trong 02 ngày 07-08/9/2024, tại Hà Nội, sẽ diễn ra Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6 năm 2024. Đây là Hội thảo thường niên của Trường UEC Nhật Bản tổ chức về tin học, điện tử viễn thông và định hướng hợp tác với các tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024