Đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Công nghệ, ngoài những lợi ích to lớn mang lại thì bao giờ cũng có mặt trái của nó. Nói đến Internet, 5G hay 4G cần phải nói đến vấn đề an toàn, an ninh thông tin mạng, bảo vệ quyền riêng tư của công dân trên không gian mạng; Cần có các công cụ, môi trường tổng hợp để phát huy trí tuệ, sự sáng tạo, quyền làm chủ thực sự của mỗi cá nhân trong xã hội.
Đi liền với việc triển khai mạng 5G cần khắc phục được vấn đề về an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng và thông tin riêng tư của cá nhân. Nhìn từ lịch sử, nếu cộng đồng ASEAN cùng chủ động, cùng tăng cường hợp tác thì chắc chắn các tác động theo chiều không thuận này sẽ được giảm thiểu hóa. Hội nghị cần thảo luận đưa ra các kiến nghị cụ thể, các khuyến nghị cần thiết không chỉ cho các chính phủ mà trực tiếp cho doanh nghiệp để chúng ta luôn có các giải pháp chủ động trước những nguy cơ hay những tiềm năng nguy cơ không mong muốn.
Đồng quan điểm với Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho rằng: "Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ mới như 5G xuất hiện, tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước ASEAN có cơ hội bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách và trong cách tiếp cận".
Công nghệ 5G sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về kết nối. Nếu công nghệ 2G/3G/4G kết nối 7 tỷ người thì 5G sẽ kết nối hàng ngàn tỷ thiết bị, chuyển tải toàn bộ thế giới vật lý vào thế giới ảo. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi cơ bản khi vạn vật cất tiếng nói như con người.
Hội nghị về 5G không chỉ để bàn về cách tiếp cận của ASEAN để cùng phát triển hệ tri thức ICT ASEAN mà cần bàn về các vấn đề về an ninh, an toàn thông tin, vấn đề bảo mật ra sao khi có hàng tỷ thiết bị kết nối vào mạng; cơ hội gì cho chúng ta về sản xuất thiết bị, nhất là thiết bị IoT; sự đóng góp công nghệ của ASEAN cho 5G là gì...
Để ASEAN là khu vực đi đầu trong triển khai mạng 5G thì các nước ASEAN phải liên kết lại với nhau trên tinh thần “cùng làm, cùng phát triển”, nhằm tạo ra một ASEAN số: Một thị trường và một khung chính sách ICT chung cho ASEAN; Một ASEAN phẳng về roaming; Một trường đại học ICT của ASEAN ; Một trung tâm đổi mới sáng tạo của ASEAN; Đặc biệt là cần tạo ra một trung tâm của ASEAN về an ninh không gian mạng để cũng nhau chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động về an toàn, an ninh trên không gian mạng.
Nguyệt Thu
13:00 | 08/06/2020
08:00 | 21/06/2019
10:00 | 05/02/2020
15:00 | 17/10/2016
10:00 | 11/05/2020
08:00 | 19/08/2020
17:00 | 23/07/2020
10:00 | 27/05/2020
08:00 | 24/01/2019
14:00 | 21/01/2021
14:00 | 14/07/2023
08:00 | 22/06/2020
13:00 | 06/04/2018
14:00 | 05/07/2021
15:00 | 17/02/2022
10:00 | 19/08/2022
07:00 | 05/07/2023
13:00 | 30/09/2024
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng TikTok cần hết sức thận trọng trước các tin nhắn mời thử nghiệm phiên bản mới, tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến.
07:00 | 23/09/2024
Hai công dân Kazakhstan và Nga đã bị truy tố tại Mỹ vì bị cáo buộc tham gia quản lý một diễn đàn Dark Web có tên là WWH Club, chuyên bán thông tin cá nhân và thông tin tài chính nhạy cảm.
14:00 | 11/09/2024
Trong 02 ngày 07 - 08/9/2024, Học viện Kỹ thuật mật mã đã tổ chức thành công Hội thảo UEC Đông Nam Á lần thứ 11 và Hội thảo chuyên ngành UEC lần thứ 6. Đặc biệt, hai nhóm sinh viên của Học viện Kỹ thuật mật mã đã xuất sắc giành giải thưởng "Young Researchers Encouragement Award", nhờ những nghiên cứu nổi bật của mình.
22:00 | 02/09/2024
Chuyên gia cảnh báo về một hình thức tấn công mạng mới, sử dụng công nghệ giả mạo GPS để can thiệp vào hệ thống định vị và liên lạc của máy bay, gây nguy hiểm cho an toàn hàng không.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024