Vào tháng 10/2022, , nhằm tìm cách ngăn chặn các nhà sản xuất chip Trung Quốc sử dụng các công cụ sản xuất chip của Mỹ nếu chúng được dùng để sản xuất công nghệ chip 14 nanomet hoặc thấp hơn.
Với việc Bộ Thương mại Mỹ sử dụng giới hạn kỹ thuật 14 nanomet, các nhà nhập khẩu thường có thể mua thiết bị nếu họ chứng minh chúng được sử dụng trên dây chuyền sản xuất cũ hơn nhưng cũng rất khó để xác minh thiết bị không được sử dụng để sản xuất chip tiên tiến hơn.
Phát hiện này được đưa ra khi Mỹ đang cố gắng tìm ra cách mà Huawei - Tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc có thể sản xuất chip 7 nanomet tiên tiến để cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh Mate 60 Pro của mình tại nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC, bất chấp các lệnh hạn chế xuất khẩu được công bố vào năm ngoái.
Huawei và SMIC cũng được thêm vào danh sách hạn chế thương mại vào năm 2019 và 2020, nghĩa là các nhà cung cấp Mỹ bị cấm vận chuyển một số công nghệ nhất định cho các công ty này. Như vậy, giả thuyết được đưa ra rằng SMIC có thể sản xuất chip bằng thiết bị có được trước quy định tháng 10/2022.
Mỹ đã tìm cách khắc phục lỗ hổng quan trọng trong nỗ lực ngăn cản tiếp cận các công cụ sản xuất chip tiên tiến bằng cách thuyết phục các đồng minh Nhật Bản và Hà Lan, với các ngành công nghiệp thiết bị sản xuất chip mạnh mẽ tương tự, công bố những hạn chế của riêng họ đối với việc xuất khẩu công nghệ tiên tiến này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã tích trữ thiết bị bằng cách tận dụng khoảng thời gian trễ giữa các quy định tháng 10/2022 của Mỹ và các động thái tương tự của Nhật Bản và Hà Lan lần lượt vào tháng 7 và tháng 9/2023. Từ tháng 1 đến tháng 8/2023, Trung Quốc đã nhập khẩu máy sản xuất chất bán dẫn trị giá 3,2 tỷ USD (23,5 tỷ RMB) từ Hà Lan, tăng 96,1% so với mức 1,7 tỷ USD (12 tỷ RMB) được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, nhập khẩu thiết bị bán dẫn của Trung Quốc từ tất cả các quốc gia đạt tổng cộng 13,8 tỷ USD (100 tỷ RMB) trong 8 tháng đầu năm 2023.
Bá Phúc
(Theo Reuters)
16:00 | 14/09/2020
08:00 | 11/01/2024
15:00 | 26/10/2023
08:00 | 12/01/2024
09:00 | 28/02/2024
09:00 | 05/01/2024
15:00 | 03/09/2023
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng World Vision Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông”.
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” đã kết thúc, nhưng những xúc cảm vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn khán giả.
07:00 | 09/09/2024
Từ những ngày đầu thành lập, tổ chức cơ yếu đã trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ yếu như một cỗ máy tinh vi, không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Trong lịch sử 79 năm, các dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam về ngày 09 tháng 9 đều liên quan đến việc ban hành các quyết định về cơ cấu tổ chức.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Microsoft cho biết trong báo cáo thường niên ngày 15/10/2024 rằng Israel đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các cuộc tấn công mạng của Iran kể từ khi cuộc chiến tranh ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái.
10:00 | 25/10/2024