Bài báo này giới thiệu thêm về các môn học và phương pháp đào tạo cho sinh viên chuyên ngành ATTT của Học viện KTMM, đồng thời quảng bá cho một chuyên ngành đào tạo mới tại Việt Nam.
Sinh viên khoá I đào tạo chính quy ngành Tin học - chuyên ngành An toàn thông tin của Học viện KTMM (được tuyển sinh theo Quyết định số 4566/QĐ-BGD-ĐT/ĐH ngày 9/8/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã bước vào học kỳ II, năm học thứ Tư, với 16 môn chuyên ngành ATTT. Trước khi làm đồ án tốt nghiệp để hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ATTT sau 5 năm học tập, tất cả sinh viên sẽ có môn thực tập tốt nghiệp ATTT.
Chương trình đào tạo được bắt đầu với môn học “Cơ sở ATTT” nhằm giới thiệu cơ bản về kiến thức và kỹ năng hiện đại của ATTT, làm nền tảng để tiếp thu cho các môn chuyên ngành ATTT. Bên cạnh đó, các phương pháp và kỹ thuật mật mã được tiến hành đào tạo với hai mức “Cơ sở lý thuyết mật mã” và “Mật mã học nâng cao”, nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết và các kỹ năng quan trọng trong ứng dụng mật mã bảo vệ thông tin. Đây cũng là những môn học có chiều sâu của Học viện KTMM và ngành Cơ yếu trong nhiều năm qua, bởi vì các thiết bị và phương tiện mật mã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống CNTT hiện đại.
Các môn học chuyên ngành về công nghệ ATTT như “An toàn mạng” và “Thực hành an toàn mạng” giúp sinh viên có kiến thức khái quát về vấn đề an toàn mạng. Các nội dung chi tiết được thể hiện trong các môn học chuyên ngành hẹp là “An toàn hệ điều hành” và “Thực hành an toàn hệ điều hành”. Các môn công nghệ chuyên sâu về an toàn hệ thống gồm “An toàn cơ sở dữ liệu”, “Bức tường lửa”, “Mạng riêng ảo”. Tại các cơ sở đào tạo về ATTT khác, các môn học này thường được tích hợp không được phân chia chi tiết và chuyên sâu như vậy.
Phục vụ cho các ứng dụng CNTT hiện đại là các môn học về dịch vụ “Chứng thực điện tử” bao hàm “Hạ tầng cơ sở khóa công khai”, “An toàn thư tín điện tử”, “An toàn Internet và thương mại điện tử”. Các môn này đề cập đến những khía cạnh kiến thức cơ sở và triển khai ATTT của các dịch vụ mạng, phục vụ cho hoạt động của Internet, Thương mại điện tử, Chính phủ điện tử và Xã hội thông minh, với các công nghệ không dây và đi động.
Ngoài các môn ATTT thuộc về công nghệ và ứng dụng nêu trên, chương trình đào tạo của Học viện KTMM còn hướng đến các môn học nền tảng của ngành công nghiệp ATTT như “Tiêu chuẩn đánh giá ATTT”, “Pháp luật và đạo đức ATTT”, “Phân tích thiết kế hệ thống ATTT”. Đây là những nội dung quan trọng phục vụ cho ngành công nghiệp ATTT. Tuy nhiên, giữa chương trình đào tạo và thực tế cuộc sống vẫn còn những khoảng cách nhất định. Các môn học nền tảng của ngành ATTT hiện đại rất quan trọng, nhưng chưa có hoặc có rất ít cơ hội thực hành ứng dụng. Đưa những môn học này vào giảng dạy, chúng ta cũng thấy trước những khó khăn khi sinh viên phải ứng dụng thực tế như: thiết kế một hệ thống hay sản phẩm ATTT sẽ như thế nào? đánh giá chất lượng ATTT của chúng ra sao và cần phải được chuẩn bị về pháp luật và đạo đức ATTT đến mức nào để có thể hội nhập khu vực và thế giới?...
Còn một số lĩnh vực ATTT chuyên sâu quan trọng mà chương trình đào tạo vẫn chưa hướng tới được. Về mặt công nghệ, chúng ta chưa tiếp cận được các nội dung như: an ninh thông tin chống lại các mã độc hại (như virus máy tính hay sâu mạng), các hệ thống phát hiện và ngăn ngừa xâm nhập, kỹ thuật phòng chống tội phạm máy tính, công nghệ chế tạo các thiết bị ATTT. Về mặt tổ chức quản lý ATTT cũng chưa đề cập hết được những khía cạnh cần thiết như quản lý mạng máy tính, bảo vệ hệ thống mạng tổng thể hay về tổ chức, nghiệp vụ. Vấn đề ATTT liên quan đến dự phòng và bảo vệ an toàn vật lý cũng chưa được quan tâm đầy đủ.
Tất cả những vấn đề này có thể được bổ sung một phần thông qua các chủ đề của môn Thực tập tốt nghiệp của sinh viên khi bước vào năm học cuối.
Để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế trong các môn học ATTT, ngay cả các môn lý thuyết, vẫn có khoảng 1/4 tổng thời lượng của môn học yêu cầu sinh viên làm các bài tập nghiên cứu và liên hệ thực tế.
Có thể thấy Học viện KTMM là cơ sở đào tạo quy mô nhất trong cả nước trang bị cho sinh viên chuyên ngành ATTT những kiến thức về lý thuyết và công nghệ ATTT tương đối đầy đủ cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tuy vậy, kết quả đào tạo còn phải dựa vào chính khả năng tiếp thu, tính chuyên cần học tập của sinh viên và năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên chuyên trách của Học viện.
Để bổ trợ cho quá trình đào tạo cũng cần nói đến các yếu tố như: hệ thống thư viện chuyên ngành ATTT của Học viện KTMM, hệ thống phòng thực hành hiện đại của Khoa ATTT và các cơ sở khác của Học viện, sự liên kết hỗ trợ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trong ngành Cơ yếu, của các cơ sở kinh doanh và triển khai ATTT trong và ngoài nước. Chắc chắn những nhân tố này cũng sẽ góp phần hỗ trợ cho thầy và trò khoa ATTT thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
16:00 | 10/04/2019
Đầu tháng tư, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin) phối hợp cùng Công ty Group-IB (Nga) và Công ty CyberLab (Việt Nam) đã tổ chức khóa đào tạo kỹ thuật phân tích mã độc dành riêng cho các cán bộ vận hành các hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với giảng viên chính là chuyên gia người Nga.
10:56 | 05/07/2017
Trong 5 ngày từ 26 - 30/6/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức khóa đào tạo “triển khai một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống mạng” cho cán bộ quản trị công nghệ thông tin (CNTT) của một số cơ quan Trung ương và UBND Tỉnh.
15:17 | 23/03/2015
Cuộc thăm dò ý kiến đầu tiên trong lĩnh vực này do Microsoft tiến hành với sự tham gia của 1.850 sinh viên dưới 24 tuổi ở 8 quốc gia châu Á, trong đó có 200 sinh viên tại VIỆT NAM, đã cho thấy phần lớn đều công nhận giá trị và ủng hộ việc học lập trình hoặc lập trình phần mềm – nên là một môn học chính tại các trường học.
09:00 | 09/07/2013
Ngày 5/7/2013, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo về Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin. Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chủ trì Hội thảo.