Với mục đích phát hiện, bồi dưỡng tài năng và nâng cao nhận thức về lĩnh vực an toàn thông tin cho sinh viên, cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin 2008 hứa hẹn là một sân chơi đầy sôi nổi và hấp dẫn.
Cuộc thi sẽ diễn ra vào sáng ngày 22/11/2008 tại Hội trường lớn Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Với 12 đội tuyển đến từ 9 trường Đại học. Các đội thi được chia làm 4 bảng A, B, C và D, mỗi bảng gồm 3 đội.
Cuộc thi gồm 3 vòng:
Vòng 1: Thi hiểu biết về an ninh mạng, an toàn thông tin.
Vòng 2: Thi kiến thức an ninh mạng, an toàn thông tin nâng cao.
Vòng 3: Tìm và khắc phục lỗ hổng an ninh mạng.
Các nội dung chính trong 3 vòng thi đều xoay quanh 7 chủ đề chính liên quan tới các lĩnh vực an toàn thông tin: Các hình thức tấn công mạng và phương pháp phòng chống; Xây dựng, thiết kế hệ thống mạng đảm bảo an ninh; Các biện pháp mã hóa; Virus máy tính và các đoạn mã độc hại; Các công cụ an ninh mạng; Chính sách an ninh; Lỗ hổng an ninh mạng.
Ở vòng thi thứ nhất (vòng đấu bảng), các đội trong bảng sẽ thi đấu với nhau để chọn ra 1 đội vào vòng tiếp theo. 15 câu hỏi trong vòng này theo hình thức trả lời trắc nghiệm. Sau 30 giây, các đội cùng đưa ra đáp án. Mỗi câu trả lời chính xác, các đội sẽ nhận được 20 điểm.
Vòng thi thứ hai, 4 đội nhất của 4 bảng sẽ thi đấu với nhau, trả lời nhanh các câu hỏi phân tích suy luận để giải quyết tình huống. Sẽ có 7 câu hỏi tương ứng với 7 chủ đề của cuộc thi. Đội nào giành được quyền trả lời trước sẽ đưa ra đáp án. Nếu trả lời đúng sẽ được 40 điểm, trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm tương ứng. Ba đội còn lại có thể thi đấu để giành quyền trả lời lần thứ 2. Trả lời đúng ở lần thứ 2 sẽ chỉ được 1/2 số điểm (20 điểm), trả lời sai cũng sẽ bị trừ đi số điểm tương ứng và mỗi câu hỏi chỉ có tối đa 2 lần trả lời. Đặc biệt trong vòng này, các đội sẽ có 1 lần dùng quyền lựa chọn nhân đôi số điểm cho một câu hỏi. Tuy nhiên, nếu trả lời sai, số điểm bị trừ cũng gấp đôi. Hai đội có số điểm tích luỹ (vòng 1 và 2) cao nhất sẽ giành quyền vào thi đấu vòng 3.
Vòng thi thứ 3, hai đội sẽ nhận được một hệ thống mạng, bao gồm thiết bị mạng, server dịch vụ và các máy client. Hệ thống mạng này đã được cấu hình sẵn với các lỗ hổng an ninh. Nhiệm vụ của mỗi đội là tìm và chứng minh sự tồn tại của lỗ hổng an ninh trên hệ thống này, sau đó cấu hình sửa chữa các lỗ hổng đó. Số điểm một lỗ hổng được tìm ra và khắc phục là 60 điểm. Đội có tổng số điểm cả 3 vòng cao nhất sẽ chiến thắng chung cuộc.
Tại mỗi vòng, nếu các đội có số điểm bằng nhau thì sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi phụ để phân định thắng thua.
Một điểm đặc biệt là trước khi diễn ra cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ tiến hành đào tạo nâng cao kiến thức về an toàn thông tin cho các đội tuyển để đảm bảo các đội có cùng một mặt bằng về kiến thức và có thể tham gia tốt vào cuộc thi.
Sáng ngày 01/10/2008, Ban Tổ chức đã gặp mặt các đội tuyển để phổ biến quy chế thi và bốc thăm chia bảng. Sau khi bốc thăm chia bảng, 48 bạn sinh viên thuộc 12 đội sẽ được chia làm 2 lớp và đào tạo từ ngày 11/10/2008.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt nội dung và tổ chức, cùng với sự tham gia nhiệt tình của sinh viên các trường đại học, cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin 2008 hứa hẹn sẽ diễn ra tốt đẹp và triển vọng sẽ trở thành một cuộc thi thường niên tại Việt Nam
09:00 | 25/12/2020
Từ ngày 22 - 24/12/2020, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) phối hợp cùng Trung tâm tin học (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Hội nghị tập huấn đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin cho các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử.
13:00 | 14/12/2020
Vòng Chung kết cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 06 sẽ diễn ra vào 27/12/2020 với hình thức trực tuyến tại website GrandPrix.WhiteHatVN.com.
10:00 | 11/05/2020
Không chỉ là một giải pháp thiết thực để ứng phó với khó khăn trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, hình thức đào tạo trực tuyến đã và đang mở ra một hướng đi mới cho công tác giáo dục, đào tạo của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
08:00 | 09/05/2019
Đây là quan điểm được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Hacker Mũ cối #3 khi chia sẻ về kinh nghiệm, định hướng cho các bạn sinh viên trước yêu cầu nguồn nhân lực ATTT chất lượng cao và các xu hướng ATTT trong thời gian tới.