Ngày nay, CNTT đã phát triển mạnh mẽ và ứng dụng trong tất cả các ngành nghề, sức mạnh của thông tin liên quan đến sự sống còn của doanh nghiệp, điều này đã được chứng minh trong thực tế. Do thông tin có giá trị quan trọng như vậy, nên việc bị đánh cắp hay huỷ hoại thông tin sẽ gây những thiệt hại khó lường cho tổ chức và doanh nghiệp, thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. An toàn thông tin (ATTT) đang ngày càng trở nên cấp thiết với các tổ chức, doanh nghiệp… Trong bối cảnh như vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành về ATTT có đủ phẩm chất và kỹ năng là rất cần thiết để phục vụ cho sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, có rất ít trường đại học đào tạo chuyên ngành ATTT. Học viện KTMM là một trong số đó, đang đào tạo sinh viên chuyên ngành ATTT tại khoa An toàn thông tin, với số lượng hạn chế. Đây là chuyên ngành đào tạo mới và khó ở Việt Nam, nhưng đã thu hút rất nhiều sinh viên theo học. Vậy, học tập như thế nào cho hiệu quả, định hướng như thế nào… để có được việc làm đúng ngành, đúng nghề, phát huy năng lực nghề nghiệp sau khi ra trường không phải là một vấn đề dễ dàng.
Buổi tọa đàm đã diễn ra cởi mở giữa sinh viên với các tổ chức và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng sinh viên chuyên ngành ATTT, nhằm tháo gỡ phần nào những thắc mắc và khó khăn của các sinh viên đang theo học chuyên ngành này. Tại đây, các thầy, cô giáo - đồng thời cũng là các chuyên gia trong lĩnh vực ATTT, đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về công việc để sinh viên có cái nhìn toàn diện về nghề nghiệp của họ sau này.
Vấn đề được nhiều sinh viên quan tâm và đặt câu hỏi là việc làm cho sinh viên ATTT sau khi ra trường. Đại diện các tổ chức và doanh nghiệp như Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Vncert), Công ty Misoft, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC)… đã khẳng định sự sẵn sàng đón nhận sinh viên đến thực tập và làm việc tại công ty sau khi ra trường nếu sinh viên đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp và tổ chức cũng thẳng thắn đưa ra một số định hướng nghề nghiệp, yêu cầu tuyển dụng nhằm giúp sinh viên có hướng phấn đấu, nắm bắt cơ hội phát triển.
Kết thúc buổi tọa đàm, những sinh viên có thành tích học xuất sắc trong năm học 2006 - 2007 đã được nhận học bổng từ nhà tài trợ Misoft.
14:00 | 03/06/2021
Tấn công mạng và vi phạm dữ liệu xảy ra với mức độ ngày càng tinh vi, khiến vai trò của các chuyên viên phân tích bảo mật thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin hơn. Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển một công việc mới - Chuyên viên phân tích và bảo mật thông tin.
14:00 | 28/11/2018
Sáng ngày 26/11/2018, tại Hà Nội đã diễn ra khóa đào tạo nâng cao về An toàn thông tin do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Phòng Thí nghiệm trọng điểm An toàn thông tin quốc gia, Bộ Quốc phòng tổ chức. Khóa học do các chuyên gia ATTT của Bộ Tư lệnh 86 giảng dạy diễn ra trong 02 ngày (26-27/11/2018).
14:00 | 26/03/2018
Khóa đào tạo “Training Days 1” dự kiến sẽ tổ chức miễn phí vào 2 ngày 29 - 30/3 với diễn giả Trần Trung Kiên, Trưởng nhóm Đào tạo và Nghiên cứu An toàn thông tin của Công ty Cổ phẩn An ninh mạng Việt Nam VSEC.
14:00 | 19/01/2017
Để kịp thời thích nghi và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tại các bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin (ATTT) của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, ngoài các kiến thức cơ bản, kỹ sư ATTT, cần phải hiểu biết về các hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực an toàn mạng và có các kỹ năng tác nghiệp thực tế. Dưới đây giới thiệu về một số hoạt động cơ bản trong lĩnh vực an toàn mạng.