Trong những năm gần đây, các nhà cung cấp nền tảng đám mây hàng đầu thế giới như Amazon Web Services, Google Cloud Platform, Microsoft Azure… đang mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi các tổ chức đẩy mạnh áp dụng đám mây để duy trì hoạt động vận hành và kinh doanh trong hoàn cảnh phải chấp nhận để nhân viên làm việc từ xa vì dịch bệnh COVID-19. Xu hướng đó dường như sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Tập đoàn IDC dự báo rằng chi tiêu trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng và cơ sở hạ tầng sẽ tăng gần gấp đôi, lên khoảng 500 tỷ USD vào năm 2023.
Một khảo sát mới đây của Cybersecurity Insiders và công ty an ninh mạng Fortinet tiến hành với hơn 500 chuyên gia hàng đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế cũng đã thống kê rằng, hiện có khoảng 33% tổ chức đang chạy và lưu trữ hơn một nửa khối lượng công việc của họ trên đám mây. Fortinet nhận định: “Trong khi các hệ thống mạng ngày nay được thiết kế để trở nên linh hoạt hơn, đáp ứng các nhu cầu của đội ngũ làm việc từ xa và phân tán thì hầu hết những giải pháp an ninh mạng truyền thống lại không như vậy. Điều đó có nghĩa là một môi trường mạng năng động đang đặt các nguồn tài nguyên và cơ sở dữ liệu quan trọng trong tình trạng không được bảo vệ”.
Bối cảnh kỹ thuật số đa dạng và vai trò của bảo mật đám mây
Xét trên góc độ tổng thể, hybrid hay multi-cloud dù ở mức độ ứng dụng chiến lược hay đang bắt đầu thì cũng là lựa chọn đúng đắn của doanh nghiệp. Khảo sát của Fortinet ghi nhận có tới 71% các tổ chức đang theo đuổi chiến lược hỗn hợp hoặc đa đám mây và 76% tổ chức đang sử dụng hai hoặc nhiều nhà cung cấp đám mây (Cloud providers). Tuy nhiên, áp dụng nhiều giải pháp đám mây khác nhau cũng khiến việc duy trì tình trạng bảo mật nhất quán ngày càng trở nên khó khăn. Lý do là mỗi nền tảng đám mây có các yêu cầu riêng biệt và mỗi một giải pháp bảo mật được triển khai trên một nền tảng có thể không cung cấp cùng mức độ thực thi hoặc giao tiếp liền mạch với các giải pháp được triển khai trên nền tảng khác.
Giải pháp bảo mật “all-in-one”
Ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc Quốc gia Fortinet Việt Nam chia sẻ “Việc ứng dụng Cloud ngày càng phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều lợi ích và sự linh hoạt từ các dịch vụ Cloud đang có, các tổ chức vẫn còn thận trọng trong việc chuyển dịch dữ liệu và ứng dụng lên Cloud. Các tổ chức thường ở trong tình trạng sở hữu và sử dụng hàng loạt những công nghệ không đồng nhất, với các biện pháp kiểm soát bảo mật khác nhau trong các môi trường khác nhau, từ đám mây công cộng, đám mây riêng đến On-premise. Một trở ngại lớn nữa với nhiều tổ chức, doanh nghiệp chính là thiếu khả năng hiển thị và không đủ năng lực kiểm soát dữ liệu trong môi trường đám mây lai”.
Đứng trước những thách thức đó, theo Fortinet, các giải pháp Bảo mật đám mây thích ứng của hãng có thể là lựa chọn xứng đáng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nỗ lực giải quyết những sự phức tạp và trở ngại này. Các giải pháp đặc thù, được tích hợp sâu cung cấp khả năng hiển thị, bảo vệ và kiểm soát nhất quán thông qua các chính sách chung trên nhiều môi trường: đa đám mây và đám mây lai. Nền tảng bảo mật chung không chỉ mang đến những hình thái bảo mật thống nhất mà còn đơn giản hóa khả năng phòng thủ mạng, báo cáo tuân thủ và chia sẻ dữ liệu. Các nhóm phụ trách bảo mật có thể tự do áp dụng bất kỳ nền tảng đám mây nào phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ và hoàn toàn yên tâm rằng dữ liệu và ứng dụng của họ được bảo vệ, linh hoạt và có thể truy cập an toàn trên mỗi nền tảng.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Marketing công ty CMC Telecom chia sẻ: “Là nhà cung cấp Cloud hàng đầu tại Việt Nam và là đối tác cao cấp của các Cloud Providers quốc tế như AWS, Google Cloud, Microsoft…, CMC Telecom đặc biệt quan tâm đến tốc độ kết nối, tính ổn định và bảo mật. Thấu hiểu sự phức tạp của việc quản lý môi trường đa đám mây, CMC Telecom đã hợp tác với Fortinet để mang lại các giải pháp bảo mật đám mây toàn diện, nhất quán trên các nền tảng. Khách hàng của chúng tôi hoàn toàn yên tâm rằng dữ liệu và các ứng dụng được bảo vệ và có thể truy cập linh hoạt, an toàn từ mọi nơi, đảm bảo cho công việc kinh doanh không bị gián đoạn kể cả trong những thời điểm phải áp dụng giãn cách xã hội".
Điều chỉnh chiến lược kinh doanh và chiến lược bảo mật là chìa khóa để đảm bảo rằng tương lai của doanh nghiệp được phát triển theo hướng an toàn. Tìm hiểu về các giải pháp bảo mật đám mây thích ứng của Fortinet cung cấp khả năng hiển thị và kiểm soát cần thiết trên các cơ sở hạ tầng đám mây, cho phép các ứng dụng an toàn và kết nối từ trung tâm dữ liệu tới đám mây .
T.U
08:00 | 24/08/2021
15:00 | 04/08/2021
12:00 | 27/10/2021
13:00 | 10/03/2022
09:00 | 01/04/2021
17:00 | 07/11/2024
Trong bản cập nhật bảo mật tháng 11, Google đã giải quyết 40 lỗ hổng bảo mật trong hệ điều hành Android, trong đó có 02 lỗ hổng được đánh dấu là đang bị khai thác tích cực, với định danh CVE-2024-43047 và CVE-2024-43093.
10:00 | 18/10/2024
Microsoft thông báo đã chính thức ngừng sử dụng giao thức PPTP (Point-to-Point Tunneling Protocol) và giao thức L2TP (Layer 2 Tunneling Protocol) trong các phiên bản Windows Server tương lai, khuyến nghị quản trị viên chuyển sang các giao thức khác có khả năng bảo mật cao hơn.
10:00 | 01/10/2024
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại New York vào ngày 25/9, Tim Hughes, Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX, tập đoàn hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ tàu vũ trụ, phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh đã đánh giá cao tiềm năng phát triển dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và cho biết dự định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới.
11:00 | 03/09/2024
Google chính thức giới thiệu hai tính năng Gemini mới cho Gmail, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ người dùng viết và chỉnh sửa email, cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc.
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc cáo buộc Meta vi phạm pháp luật khi thu thập dữ liệu của khoảng 980.000 người dùng Facebook tại quốc gia này.
08:00 | 15/11/2024