Nguyên nhân lộ thông tin thẻ tín dụng
Thanh toán bằng thẻ có nhiều ưu điểm như nhanh, gọn tiện lợi, không cần nhập mật khẩu, chỉ cần quẹt thẻ, khách hàng có thể thanh toán cho mình món đồ cần mua. Thậm chí, người sử dụng thẻ tín dụng còn có thể rút được tiền mặt từ thẻ tín dụng tại các cây ATM. Thẻ tín dụng cũng có thể được xem là một công cụ để quản lý tài chính khá hiệu quả vì có hạn mức chi hàng tháng, có sao kê đầy đủ các khoản chi….
Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, thẻ tín dụng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu như người dùng không biết cách bảo quản và để lộ thông tin. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lộ thông tin thẻ tín dụng là do sự lơ là của người sử dụng thẻ. Thói quen cẩu thả với thông tin trên thẻ tín dụng đã khiến không ít người bất ngờ khi bị hacker tấn công tài khoản.
Việc chia sẻ thông tin thẻ tín dụng, sử dụng mật khẩu yếu, không kiểm tra kỹ trước khi thực hiện , ứng dụng không tin cậy... là những hành động bất cẩn có thể dẫn đến lộ thông tin thẻ tín dụng.
Cùng với đó, sự tấn công của các tin tặc mạng cũng là nguyên nhân khiến thông tin thẻ tín dụng bị lộ ra ngoài. Chúng tìm cách xâm nhập vào hệ thống của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm đánh cắp thông tin khách hàng và tiếp cận tài khoản thanh toán.
Ngoài ra, vì không có chức năng xác minh bằng mã OTP khi quẹt thẻ bằng máy POS nên việc đánh mất thẻ cũng là rủi ro thường gặp khiến tiền trong thẻ "không cánh mà bay".
Lộ thông tin thẻ tín dụng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Việc này khiến thẻ tín dụng của khách hàng có thể bị kẻ xấu dễ dàng sao chép. Đặc điểm của thẻ thanh toán là tất cả thông tin sẽ hiển thị trên mặt thẻ như họ tên chủ thẻ, số thẻ, ngày tháng hết hạn, số CVV/CVC (mã xác minh)…. Khi ghi lại những thông tin này, kẻ gian có thể hack tiền qua thanh toán, mua hàng online.
Thậm chí, đối với một số trang web mua đồ trực tuyến, đặt phòng khách sạn hoặc mua vé máy bay, khách hàng không cần nhập mã PIN, mã OTP mà chỉ cần nhập 4 thông tin là số thẻ tín dụng, ngày hết hạn thẻ, họ tên chủ thẻ và mã CVV.
Do đó, nếu khách hàng để lộ dãy số thẻ tín dụng và mã CVV/CVC thì nguy cơ bị đánh cắp thông tin thẻ và phát sinh những giao dịch gian lận là rất lớn.
Phải làm gì khi lộ thông tin thẻ tín dụng?
Nếu phát hiện thông tin bị lộ, người dùng cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp tạm thời để bảo vệ tài khoản.
Trước hết, khi bị mất thẻ hoặc lộ thông tin, chủ thẻ lập tức thông báo cho tổ chức phát hành thẻ. Sau đó, phía tổ chức phát hành thẻ sẽ ngay lập tức khóa thẻ và thông báo cho chủ thẻ. Người dùng có thể khóa tài khoản bằng một số hình thức sau:
Khóa thẻ qua Internet Banking
Hiện nay, một số ngân hàng đã tích hợp chức năng khóa thẻ trên ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Để khóa thẻ, người dùng cần đảm bảo điện thoại cài đặt ứng dụng ngân hàng và đăng ký tài khoản. Sau đó, người dùng cần thực hiện theo hướng dẫn để truy cập tài khoản và thực hiện thao tác khóa thẻ.
Khóa thẻ qua hotline ngân hàng
Các ngân hàng đều có đường dây nóng để khách hàng thông báo sự cố, bao gồm cả mất thẻ và khóa thẻ. Khi gọi điện đến ngân hàng, nhân viên sẽ yêu cầu cung cấp một hoặc nhiều thông tin cá nhân như họ tên, CMND/CCCD. Sau khi xác minh, ngân hàng sẽ xử lý vấn đề người dùng yêu cầu.
Khóa thẻ trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng
Nếu ở gần chi nhánh ngân hàng, người dùng có thể đến trực tiếp quầy giao dịch để đề nghị khóa thẻ. Khi tới ngân hàng khóa thẻ trực tiếp, người dùng cần cung cấp thông tin tài khoản, mang theo CMND hoặc CCCD để nhân viên ngân hàng kiểm tra.
Cách bảo mật thông tin cá nhân trong thẻ tín dụng
Để tránh nguy cơ lộ thông tin thẻ tín dụng, khách hàng cần cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo, để tránh mất tiền "oan" khi dùng thẻ tín dụng, người sử dụng không nên để lộ 3 số CVV (mã được sử dụng trong các giao dịch trực tuyến như một lớp bảo mật bổ sung) ở mặt sau thẻ.
Để hạn chế tối đa trường hợp bị lộ thông tin thẻ tín dụng, người dùng chú ý sử dụng tem vỡ để dán mã CVV, không sử dụng mạng công cộng để thực hiện giao dịch, không cho người khác mượn thẻ, kiểm tra kỹ máy POS hoặc cây ATM, đăng ký dịch vụ nhận mã OTP....
Thông tin thẻ tín dụng bao gồm số CVV là rất quan trọng và cần được bảo vệ kỹ càng. Vì thế, không tiết lộ thông tin này với bất kỳ ai và không cho người khác mượn thẻ. Việc hạn chế tiết lộ mã CVV không chỉ tăng tính bảo mật mà còn giúp ngăn chặn được tình trạng mất tiền oan.
Khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán qua máy POS tại các cửa hàng, siêu thị, người dùng cần kiểm tra kỹ dấu hiệu bất thường trên máy POS hoặc cây ATM. Điều này sẽ giúp ngăn chặn kẻ xấu sao chép lại thông tin qua các thiết bị được gắn trên máy POS/ATM và bảo vệ thông tin thẻ tín dụng của người dùng.
Chủ thẻ nên yêu cầu nhân viên nhà hàng, siêu thị, khách sạn... mang máy POS đến giao dịch tại bàn và trực tiếp quẹt thẻ.
Tuệ Minh
(tổng hợp)
15:00 | 09/05/2022
14:00 | 16/06/2022
10:00 | 15/08/2021
08:00 | 19/01/2024
14:00 | 11/10/2023
09:00 | 17/09/2024
Hệ thống TETRA được sử dụng rộng rãi cho các hệ thống thông tin chuyên dùng như cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ khẩn cấp, dịch vụ an ninh thậm chí là quân đội [1]. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ di động mạng tổ ong công cộng (GSM, 3G, 4G, 5G), nhiều ý kiến cho rằng nhiều người dùng TETRA có thể sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống công cộng. Bài báo này phân tích những yêu cầu chặt chẽ của TETRA và những ưu điểm nó với hệ thống truyền thông công cộng, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về xây dựng hệ thống liên lạc chuyên dùng với TETRA.
10:00 | 22/04/2024
Những ngày gần đây, liên tục các kênh YouTube với lượng người theo dõi lớn như Mixigaming với 7,32 triệu người theo dõi của streamer nổi tiếng Phùng Thanh Độ (Độ Mixi) hay Quang Linh Vlogs - Cuộc sống ở Châu Phi với 3,83 triệu người theo dõi của YouTuber Quang Linh đã bị tin tặc tấn công và chiếm quyền kiểm soát.
10:00 | 13/12/2023
Meta đã chính thức triển khai hỗ trợ mã hóa đầu cuối - End-to-end encryption (E2EE) trong ứng dụng Messenger cho các cuộc gọi và tin nhắn cá nhân theo mặc định trong bản cập nhật mới lần này, bên cạnh một số bộ tính năng mới cho phép người dùng có thể kiểm soát và thao tác dễ dàng và hiệu quả hơn trong các cuộc trò chuyện.
10:00 | 22/09/2023
Internet robot hay bot là các ứng dụng phần mềm thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại một cách tự động qua mạng. Chúng có thể hữu ích để cung cấp các dịch vụ như công cụ tìm kiếm, trợ lý kỹ thuật số và chatbot. Tuy nhiên, không phải tất cả các bot đều hữu ích. Một số bot độc hại và có thể gây ra rủi ro về bảo mật và quyền riêng tư bằng cách tấn công các trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động và API. Bài báo này sẽ đưa ra một số thống kê đáng báo động về sự gia tăng của bot độc hại trên môi trường Internet, từ đó đưa ra một số kỹ thuật ngăn chặn mà các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) có thể tham khảo để đối phó với lưu lượng bot độc hại.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024