Các loại phần mềm độc hại
Phòng - chống mã độc hại
Việc ngăn ngừa, phòng chống mã độc hại có thể dựa trên một số biện pháp sau:
Xây dựng chính sách bảo đảm an toàn:
Chính sách của các tổ chức cần giải quyết được vấn đề phòng, chống và xử lý các sự cố liên quan tới phần mềm độc hại. Nội dung của chính sách nên được sử dụng làm cơ sở cho những nỗ lực phòng - chống phần mềm độc hại một cách nhất quán và hiệu quả trong toàn bộ tổ chức. Chính sách phải mang tính tổng quát, có thể linh hoạt trong việc thực hiện chính sách và làm giảm nhu cầu cập nhật chính sách thường xuyên, nhưng cũng phải cụ thể để thực hiện mục đích và phạm vi của chính sách rõ ràng. Chính sách liên quan đến công tác phòng - chống phần mềm độc hại phổ biến bao gồm:
- Yêu cầu quét phần mềm độc hại trên các phương tiện thông tin từ bên ngoài đưa vào tổ chức trước khi sử dụng chúng.
- Yêu cầu các tập tin đính kèm email phải được quét virus trước khi chúng được mở ra.
- Cấm gửi hoặc nhận một số loại tập tin giống như các tập tin .exe qua email.
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng phần mềm không cần thiết, như các tin nhắn mang danh cá nhân và dịch vụ chia sẻ hồ sơ tức thời.
- Hạn chế việc sử dụng các phương tiện lưu trữ di động (các ổ đĩa flash…), đặc biệt là trên các máy chủ có nguy cơ lây nhiễm cao, các trạm truy cập mạng công cộng….
- Chỉ rõ các loại phần mềm phòng ngừa (chống virus, lọc nội dung) bắt buộc đối với từng loại máy tính (máy chủ email, máy chủ web, máy tính xách tay, điện thoại thông minh) và ứng dụng (ứng dụng email, trình duyệt web), cùng danh sách các yêu cầu nâng cao cho cấu hình và bảo trì phần mềm (như tần suất cập nhật phần mềm, tần suất và phạm vi quét máy chủ).
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng thiết bị di động của tổ chức hoặc của cá nhân kết nối với mạng của tổ chức cho việc truy cập từ xa.
Nâng cao nhận thức của người dùng
Các chương trình nâng cao nhận thức nên bao gồm hướng dẫn cho người dùng về cách phòng ngừa sự cố phần mềm độc hại để có thể góp phần làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của sự cố phần mềm độc hại. Chương trình nâng cao nhận thức của tổ chức nên bao gồm những yếu tố phòng ngừa sự cố phần mềm độc hại được nêu trong các chính sách và thủ tục của tổ chức. Một số nội dung thực tế cần tuân thủ như sau:
+ Không mở các email đáng ngờ hoặc file đính kèm email, kích chuột vào siêu liên kết nghi ngờ, hoặc truy cập các trang web có thể chứa nội dung độc hại.
+ Không kích chuột vào trình duyệt web, cửa sổ popup nghi ngờ độc hại.
+ Không mở các tập tin với phần mở rộng như .Bat, .com, .exe, .pif, .vbs, thường có nhiều khả năng được liên kết với các phần mềm độc hại.
+ Không vô hiệu hóa các cơ chế kiểm soát an ninh, phần mềm độc hại (như phần mềm chống virus, phần mềm lọc nội dung, tường lửa cá nhân).
+ Các Host bình thường không được sử dụng tài khoản cấp cho quản trị viên.
+ Không tải hoặc thực hiện các ứng dụng từ các nguồn không tin cậy.
Người dùng cũng cần biết về chính sách và thủ tục áp dụng để xử lý sự cố phần mềm độc hại, chẳng hạn như cách thức để xác định một máy chủ bị nhiễm phần mềm độc hại, cách báo cáo một nghi ngờ có sự cố, để hỗ trợ xử lý sự cố. Người sử dụng cũng cần được biết về cách thức thông báo sự cố phần mềm độc hại chính và đưa ra cách để xác minh tính xác thực của tất cả các thông báo. Ngoài ra, người sử dụng cần phải biết thực hiện một số thao tác khi có sự cố, chẳng hạn như ngắt kết nối máy chủ bị nhiễm phần mềm độc hại từ các mạng.
Đối phó với loại tấn công sử dụng kỹ nghệ xã hội
Mọi người dùng có thể nhận thức được vai trò của mình trong việc ngăn ngừa sự cố, nhằm tránh các loại tấn công dựa trên kỹ nghệ xã hội. Các khuyến nghị để tránh các cuộc tấn công lừa đảo và các hình thức kỹ nghệ xã hội bao gồm:
+ Không bao giờ trả lời email yêu cầu thông tin tài chính hoặc cá nhân. Thay vào đó, liên lạc với người hoặc tổ chức tại số điện thoại hoặc trang web hợp pháp. Không sử dụng thông tin liên hệ cung cấp trong email và không bấm vào bất kỳ file đính kèm hoặc các siêu liên kết trong email nghi ngờ.
+ Không cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc mã truy cập khác để đáp ứng với các email từ địa chỉ lạ hoặc cửa sổ mới. Chỉ nhập thông tin vào các trang web hoặc ứng dụng hợp pháp.
+ Không mở tập tin đính kèm email đáng ngờ, ngay cả khi chúng đến từ những người gửi đã quen biết. Nếu nhận được một tập tin đính kèm bất ngờ, cần liên hệ với người gửi (tốt nhất là bằng một phương pháp khác ngoài email, chẳng hạn như điện thoại) để xác nhận rằng tập tin đính kèm là hợp pháp.
+ Không trả lời bất kỳ email đáng ngờ hoặc từ địa chỉ lạ.
Trong Bản hướng dẫn, NIST cũng khuyến cáo các tổ chức/doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình phòng ngừa sự cố từ phần mềm độc hại dựa trên phân tích các rủi ro theo hướng tổng hợp tất cả các cuộc tấn công đối với hệ thống mạng. Các biện pháp phòng ngừa phải khoa học, phù hợp với quy mô, cấu trúc mạng để bảo vệ hiệu quả an ninh mạng của tổ chức.
16:34 | 06/07/2011
23:00 | 17/11/2017
Các phương pháp chống rò rỉ dữ liệu truyền thống đã lỗi thời và kém hiệu quả, các tổ chức cần đổi mới phương pháp bảo mật bằng cách cải thiện chiến lược quản lý định danh và truy cập.háp bảo mật bằng cách cải thiện chiến lược quản lý định danh và truy cập.
22:00 | 21/09/2016
CSKH-01.2015 - (Tóm tắt) - Bài báo trình bày giải pháp bảo mật và xác thực thông tin trong mạng điều khiển công nghiệp. Trên cơ sở phân tích một số mô hình tấn công trong hệ thống điều khiển, đặc biệt là tấn công giả mạo và tấn công DoS. Từ đó đề xuất áp dụng AES để mã hóa bảo mật thông tin và sử dụng hàm băm để xác thực thông tin điều khiển. Đồng thời thực nghiệm đã xây dựng được môđun phát hiện tấn công và môđun phản ứng khi phát hiện bị sai lệch thông tin điều khiển giữa các thiết bị trong hệ thống điều khiển công nghiệp.
03:16 | 07/07/2016
Các dịch vụ rút gọn URL như bit.ly và goo.gl giúp chuyển đổi các địa chỉ web dài thành những địa chỉ ngắn, chỉ gồm một tên miền và một đoạn mã 5, 6 hoặc 7 ký tự. Tính năng này rất thuận tiện cho người dùng nhưng lại có thể dẫn đến những nguy cơ về bảo mật.
03:00 | 18/07/2013
Trong tác phẩm “Thế nào là chiến tranh thông tin”, một trong những chuyên gia lý luận hàng đầu về chiến tranh thông tin của Mỹ đã xác định 7 hình thức của loại hình chiến tranh này là chiến tranh chỉ huy - quản lý; chiến tranh tình báo; chiến tranh tâm lý; chiến tranh virus; chiến tranh kinh tế; chiến tranh điện tử; và chiến tranh điều khiển.