Được viết bằng ngôn ngữ lập trình đa nền tảng Golang, mã độc mới này có khả năng khởi động lại hệ thống ở chế độ an toàn (Safe mode) và chấm dứt các tiến trình và dịch vụ dành riêng cho máy chủ. Agenda nhắm mục tiêu vào các hệ thống Windows và đã được sử dụng trong các cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức chăm sóc sức khỏe, giáo dục tại Indonesia, Ả Rập thống nhất, Nam Phi và Thái Lan.
Theo quan sát của Trend Micro, các mẫu mã độc đã được tùy chỉnh cho từng nạn nhân, số tiền chuộc yêu cầu cũng khác nhau, dao động trong khoảng 50.000 - 800.000 USD.
“Mỗi mẫu mã độc tống tiền đều được tùy chỉnh cho nạn nhân mục tiêu. Theo điều tra của chúng tôi, các mẫu mã độc sử dụng tài khoản, mật khẩu khách hàng và ID công ty làm phần mở rộng của các tệp bị mã hóa”, Trend Micro cho biết.
Công ty bảo mật này cũng phát hiện các bài đăng trên diễn đàn dard web liên quan đến Agenda của một người dùng có tên “Qilin” và tin rằng người dùng này đang cung cấp phần mềm tống tiền cho các nhóm tin tặc khác nhau để tùy chỉnh payload với thông tin chi tiết về nạn nhân, bao gồm: ID, khóa RSA, các tiến trình và các dịch vụ sẽ bị chấm dứt trước khi mã hóa.
Agenda hỗ trợ một số đối số dòng lệnh, xây dựng cấu hình runtime để xác định hành vi, loại bỏ các bản sao, chấm dứt các tiến trình và dịch vụ antivirus khác nhau, đồng thời tạo một mục tự động khởi động trỏ vào một bản sao của chính nó. Hơn nữa, mã độc tống tiền này thay đổi mật khẩu của người dùng mặc định và sau đó cho phép đăng nhập tự động bằng thông tin đăng nhập đã sửa đổi. Nó khởi động lại thiết bị ở chế độ an toàn và bắt đầu mã hóa dữ liệu khi khởi động lại.
Cách thức hoạt động của Agenda
Là một phần của một cuộc tấn công, tin tặc đã sử dụng máy chủ Citrix công khai đóng vai trò là một điểm vào để thực hiện thỏa hiệp ban đầu, có thể là thông qua tài khoản hợp lệ và sử dụng máy chủ để truy cập mạng của nạn nhân. Đồng thời, tin tặc cũng sử dụng thông tin đăng nhập bị rò rỉ để kết nối với dịch vụ Active Directory thông qua giao thức truy cập từ xa (RDP) và cài đặt các công cụ dò quét như Nmap, Nping để lập bản đồ mạng. Nó cũng tạo một Chính sách nhóm (Group Policty) và triển khai mã độc trên tất cả các máy.
“Agenda lợi dụng các tài khoản cục bộ để đăng nhập với tư cách là người dùng giả mạo và thực thi mã nhị phân độc hại, tiếp tục mã hóa các máy khác nếu đăng nhập thành công. Nó cũng chấm dứt nhiều quy trình và dịch vụ, đồng thời đảm bảo sự tồn tại lâu dài bằng cách đưa DLL vào svchost.exe”, Trend Micro lưu ý.
Theo đánh giá của Trend Micro, Agenda có nhiều điểm tương đồng với các dòng mã độc tống tiền nổi tiếng như Black Basta, Black Matter và REvil (hay còn gọi là Sodinokibi). Cụ thể, trang web thanh toán và xác minh người dùng được triển khai trên trang Tor của Agenda giống với Black Basta và Black Matter, trong khi khả năng thay đổi mật khẩu Windows và khởi động lại hệ thống ở chế độ an toàn tương tự như Black Basta và REvil.
Hồng Đạt
(Theo SecurityWeek)
12:00 | 12/08/2022
14:00 | 29/09/2022
11:00 | 11/11/2022
11:00 | 03/10/2022
17:00 | 29/12/2022
07:00 | 20/05/2022
12:00 | 23/09/2022
16:00 | 28/11/2022
10:00 | 14/06/2022
12:00 | 30/06/2022
07:00 | 21/10/2024
Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7 nhãn hiệu ô tô hàng đầu tại Úc đang thu thập và bán dữ liệu về người lái, gây lo ngại về quyền riêng tư. Đặc biệt, Hyundai và Kia bị cáo buộc bán dữ liệu nhận dạng giọng nói cho bên thứ ba để huấn luyện AI.
16:00 | 19/09/2024
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System - GNSS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Hệ thống GNSS ban đầu được dùng trong mục đích quân sự nhưng sau những năm 1980, Chính phủ Hoa Kỳ cho phép sử dụng GNSS vào mục đích dân sự ở phạm vi toàn cầu. Chính vì việc mở rộng phạm vi sử dụng nên đã dẫn đến các nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) cho các hệ thống này. Bài báo sau đây sẽ giới thiệu các kỹ thuật tấn công mạng vào các hệ thống định vị toàn cầu.
08:00 | 26/08/2024
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2024, các nạn nhân của mã độc tống tiền (ransomware) trên toàn cầu đã phải chi trả một con số khổng lồ lên tới 459,8 triệu USD cho tội phạm mạng, dự báo một kỷ lục đáng sợ mới về thiệt hại do ransomware gây ra trong năm nay. Bất chấp các nỗ lực của cơ quan chức năng, các băng nhóm tội phạm vẫn tiếp tục lộng hành, nhắm vào những mục tiêu lớn hơn, gây ra những cuộc tấn công quy mô với mức tiền chuộc ngày càng tăng chóng mặt.
10:00 | 31/07/2024
Mới đây, tin tặc đã phát tán tài liệu nội bộ liên quan đến các cơ quan trọng yếu của Mỹ như Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA). Theo đó, tài liệu nội bộ bị đánh cắp từ Leidos Holdings, một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất của Chính phủ Mỹ.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024