Theo báo cáo của Trend Micro, mục đích chính của mạng botnet là xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cuộc tấn công tiếp theo vào các mục tiêu có giá trị cao bởi không phát hiện máy chủ bị nhiễm nào thuộc các tổ chức quan trọng hoặc những tổ chức có giá trị rõ ràng về kinh tế, chính trị hoặc gián điệp quân sự.
Các cơ quan tình báo của Anh và Hoa Kỳ mô tả Cyclops Blink là một framework thay thế cho VPNFilter, một mã độc khác đã khai thác các thiết bị mạng, chủ yếu là router văn phòng (SOHO) và các thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS).
Cả VPNFilter và Cyclops Blink đều được cho là của hacker do Nga bảo trợ, cũng có liên quan đến một số vụ xâm nhập nổi tiếng, bao gồm cả vụ tấn công năm 2015 và 2016 nhắm vào mạng lưới điện Ukraine, cuộc tấn công NotPetya năm 2017 và cuộc tấn công của Olympic 2018 Destroyer vào Thế vận hội Olympic mùa đông.
Được viết bằng ngôn ngữ C, botnet mô-đun tiên tiến ảnh hưởng đến một số mẫu router ASUS. Cụ thể:
Bên cạnh việc sử dụng OpenSSL để mã hóa thông tin liên lạc với các máy chủ C&C, Cyclops Blink còn kết hợp các mô-đun chuyên dụng có thể đọc và ghi từ bộ nhớ flash của thiết bị, giúp nó hoạt động bền bỉ và tồn tại kể cả khi khôi phục cài đặt gốc.
Mô-đun trinh sát thứ hai đóng vai trò như một kênh để lấy thông tin từ thiết bị bị tấn công trở lại máy chủ C&C, trong khi một thành phần tải xuống tệp chịu trách nhiệm truy xuất các payload tùy ý theo tùy chọn thông qua giao thức HTTPS.
Kể từ tháng 6/2019, mã độc được cho là đã gây ảnh hưởng đến các thiết bị router của Asus đặt tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý, Canada và Nga.
Với việc các thiết bị IoT và router đang trở thành “miếng mồi béo bở” do không thường xuyên được cập nhật bản vá và không có phần mềm an ninh, Trend Micro cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến sự hình thành của “các mạng botnet bền vững”.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Một khi thiết bị IoT bị nhiễm mã độc, kẻ tấn công có thể có quyền truy cập Internet không giới hạn để tải xuống và triển khai nhiều giai đoạn hơn để do thám, gián điệp hoặc bất cứ hành vi nào khác. Trong trường hợp của Cyclops Blink, chúng tôi đã phát hiện các thiết bị bị xâm nhập trong hơn 30 tháng liên tiếp và đang được thiết lập làm máy chủ điều khiển và ra lệnh cho các bot khác”.
Nguyễn Thu
07:00 | 26/06/2023
13:00 | 14/12/2020
13:00 | 19/03/2018
09:00 | 22/04/2022
18:00 | 16/08/2022
07:00 | 07/11/2024
Ngày 30/10, nền tảng LottieFiles đã phát đi cảnh báo về cuộc tấn công chuỗi cung ứng nhắm vào gói npm "lottie-player" của họ. Kẻ tấn công đã lén lút cài mã độc vào các phiên bản mới của gói này nhằm chiếm đoạt tiền điện tử từ ví của người dùng.
09:00 | 29/10/2024
Công ty nghiên cứu bảo mật ESET mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc tin tặc tấn công một đối tác của họ tại Israel để mạo danh thương hiệu này nhằm phát tán mã độc.
15:00 | 20/09/2024
Nhóm tin tặc tấn công có chủ đích liên quan đến Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Mustang Panda, đã bị phát hiện sử dụng phần mềm Visual Studio Code như một phần của hoạt động gián điệp nhắm vào các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á.
16:00 | 04/09/2024
Kaspersky vừa phát hiện một nhóm tin tặc có tên Head Mare, chuyên tấn công các tổ chức ở Nga và Belarus bằng cách khai thác lỗ hổng zero-day trong phần mềm nén và giải nén phổ biến WinRAR.
Các chuyên gia phát hiện ra 02 lỗ hổng Zero-day trong camera PTZOptics định danh CVE-2024-8956 và CVE-2024-8957 sau khi Sift - công cụ chuyên phát hiện rủi ro an ninh mạng sử dụng AI tìm ra hoạt động bất thường chưa từng được ghi nhận trước đó trên mạng honeypot của công ty này.
09:00 | 08/11/2024