Các cuộc tấn công có chủ đích là một trong những mối đe dọa mạng nguy hiểm nhất, bởi vì bọn tội phạm mạng chuyên nghiệp luôn có sự chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng thực hiện tấn công. Những tội phạm này có nguồn lực tài chính đáng kể và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực CNTT.
Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng của những cuộc tấn công này là các bí mật hoặc thông tin mật, cho nên dữ liệu bị rò rỉ có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp.
Theo số liệu được thu thập bởi các nhà phân tích của B2B International, trung bình các sự cố này khiến một doanh nghiệp tổn thất đến 2,4 triệu USD, trong đó khoảng 2,17 triệu USD bắt nguồn trực tiếp từ các sự cố rò rỉ dữ liệu quan trọng, gián đoạn kinh doanh và chi phí cho việc khắc phục hậu quả (thuê mướn luật sư, chuyên gia bảo mật...). Các công ty còn phải đối mặt với mức chi phí gần 224.000 USD nhằm ngăn chặn trường hợp sự cố tương tự sẽ lặp lại trong tương lai - cập nhật phần mềm và phần cứng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
Tổn thất từ các cuộc tấn công nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn đáng kể, ở mức khoảng 92.000 USD cho mỗi sự cố, nhưng xem xét trên quy mô của các công ty này (với trung bình khoảng 100-200 nhân viên), khoản tiền này là rất lớn. Trong mức tổn thất này, có khoảng 72.000 USD được dùng cho việc khắc phục hậu quả, 20.000 USD còn lại để phòng ngừa sự cố tương tự trong tương lai.
Mặc dù các cuộc tấn công có chủ đích là nguyên nhân tổn thất chi phí tài chính cao nhất, nhưng không phải là hình thức tấn công duy nhất mà các công ty phải đối mặt. Theo kết quả khảo sát, chỉ khoảng 9% công ty đã phải chịu một cuộc tấn công có chủ đích trong khi hơn 24% doanh nghiệp chịu sự tấn công vào cơ sở hạ tầng mạng.
Đối với các công ty lớn, loại tấn công này có thể gây thiệt hại 1,67 triệu USD (73.000 USD với doanh nghiệp nhỏ), và đây được coi là loại tấn công tốn kém thứ hai. 19% các công ty đã bị rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp và tổn thất tài chính trung bình là 984.000 USD (51.000 USD với doanh nghiệp nhỏ). Loại tấn công phổ biến lợi dụng lỗ hổng phần mềm ảnh hưởng đến 39% các công ty. Nhiều tập đoàn lớn phải chịu trung bình 661.000 USD chi phí thiệt hại do các loại tấn công, trong khi các doanh nghiệp nhỏ tổn thất khoảng 61.000 USD.
Chủ động phòng chống
Kaspersky Lab cảnh báo: Các cuộc tấn công có mục đích rất phức tạp và thường cần một thời gian dài chuẩn bị. Trong thời gian đó, tội phạm mạng cố gắng tìm kiếm những điểm yếu trong cơ sở hạ tầng CNTT của một công ty và định vị các công cụ cần thiết để bắt đầu cuộc tấn công. Không thể chiến đấu với các loại đe dọa này chỉ với mỗi một công cụ chống virus, mặc dù các giải pháp chống virus hiệu quả luôn sẵn sàng giải quyết những loại đe dọa khác. Một giải pháp bảo mật tiên tiến sử dụng cho doanh nghiệp, các công nghệ chủ động phát hiện mối đe dọa có thể bảo vệ một công ty chống lại cả những cuộc tấn công có chủ đích lẫn các mối đe dọa CNTT nguy hiểm khác".
15:34 | 28/04/2012
15:34 | 05/01/2009
14:00 | 24/10/2024
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 11/10/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật đến từ công ty an ninh mạng Forescout (Mỹ) đã phát hiện 14 lỗ hổng bảo mật được đánh giá nghiêm trọng trên bộ định tuyến DrayTek.
16:00 | 19/09/2024
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System - GNSS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Hệ thống GNSS ban đầu được dùng trong mục đích quân sự nhưng sau những năm 1980, Chính phủ Hoa Kỳ cho phép sử dụng GNSS vào mục đích dân sự ở phạm vi toàn cầu. Chính vì việc mở rộng phạm vi sử dụng nên đã dẫn đến các nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) cho các hệ thống này. Bài báo sau đây sẽ giới thiệu các kỹ thuật tấn công mạng vào các hệ thống định vị toàn cầu.
16:00 | 06/08/2024
Nhóm tin tặc Stargazer Goblin thực hiện phân phối dưới dạng dịch vụ (DaaS) phần mềm độc hại từ hơn 3.000 tài khoản giả mạo trên GitHub.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024