Cụ thể, 6 ứng dụng có chứa tính năng chèn quảng cáo và thu thập dữ liệu người dùng trái phép này bao gồm: Camera Selfie, Total Cleaner, Smart Cooler, RAM Master, Omni Cleaner và AIO Flashlight, đều được phát triển bởi nhà sản xuất DU Group từ Trung Quốc. Các chuyên gia bảo mật của Google cho biết, cả 6 ứng dụng đều được tích hợp tính năng đánh lừa người dùng nhấn vào quảng cáo và thu thập dữ liệu người dùng.
Các chuyên gia bảo mật nhận định, các ứng dụng trên còn hoạt động thu thập dữ liệu người dùng một cách bí mật. Chúng hoạt động kể cả khi người dùng không mở ứng dụng, khiến thiết bị tiêu hao pin và dữ liệu di động nhiều hơn. Theo số liệu, chỉ riêng ứng dụng Camera Selfie của DU Group đã có tới hơn 50 triệu lượt tải xuống. Trong khi đó, 5 ứng dụng còn lại cũng đạt hơn 10 triệu lượt tải xuống với vị trí cuối cùng là AIO Flashlight có 1 triệu lượt tải. Do đó, nguy cơ về số lượng người dùng bị ảnh hưởng bởi các ứng dụng trên là không hề nhỏ.
Sau khi phát hiện hành vi trái phép trên từ 6 ứng dụng của DU Group, Google đã gỡ bỏ cả 6 ứng dụng khỏi kho phần mềm Play Store. Tuy nhiên, Google không tiết lộ chi tiết về cách xử lý triệt để đối với mối nguy hại tiềm tàng này. Trên thực tế, kho phần mềm Play Store của Google hiện có tới hàng triệu ứng dụng khác nhau tới từ rất nhiều nhà phát triển phần mềm trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm qua, Play Store vẫn đang tồn tại một số lượng không nhỏ ứng dụng độc hại dưới vỏ bọc là những phần mềm tiện ích, trò chơi thu hút một số lượng lớn người dùng tải về.
Google dường như vẫn chưa tìm ra phương cách quản lý triệt để ngay từ bước đầu khi đăng tải phần mềm lên Play Store. Hiện tại, tất cả chỉ dừng ở việc phát hiện và xóa bỏ sau đó. Nếu mối nguy hại này không có phương án xử lý triệt để, người dùng sẽ khó có thể yên tâm khi sử dụng các thiết bị Android trong thời gian tới.
H.H
Theo CAND
09:00 | 19/02/2019
17:00 | 23/01/2018
15:00 | 10/06/2019
13:00 | 17/04/2020
15:00 | 15/03/2022
14:00 | 03/07/2019
13:46 | 26/10/2016
15:00 | 06/10/2017
09:00 | 16/10/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) đã phân tích một biến thể mới của Copybara, một họ phần mềm độc hại Android xuất hiện vào tháng 11/2021. Copybara là một Trojan chủ yếu lây nhiễm thông qua các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói (vishing), trong đó nạn nhân nhận được hướng dẫn qua điện thoại để cài đặt phần mềm độc hại Android. Bài viết sẽ phân tích về biến thể mới của Copybara dựa trên báo cáo của Zscaler.
14:00 | 05/09/2024
Công ty an ninh mạng Lumen Technologies (Mỹ) cho biết, một nhóm tin tặc Trung Quốc đã khai thác một lỗ hổng phần mềm để xâm nhập vào một số công ty Internet tại Hoa Kỳ và nước ngoài.
08:00 | 12/07/2024
Mới đây, công ty bảo mật Symantec đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công mới, lừa người dùng đến các trang web giả mạo và yêu cầu cung cấp thông tin Apple ID. Những thông tin xác thực này cho phép tin tặc kiểm soát các thiết bị, truy cập thông tin cá nhân và tài chính.
16:00 | 20/06/2024
Một cuộc kiểm tra bảo mật mở rộng đối với QNAP QTS - hệ điều hành dành cho các sản phẩm NAS đã phát hiện 15 lỗ hổng với các mức độ nghiêm trọng khác nhau, trong đó có 11 lỗ hổng vẫn chưa được vá.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024