Theo The Next Web, ứng dụng này đã kiếm được số tiền không nhỏ từ hoạt động quảng cáo và trả phí để cập nhật phần mềm.
Updates for Samsung xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm tại vị trí cao nhất khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến "update" và "samsung update". Trong phần mô tả của ứng dụng ghi rất rõ việc hỗ trợ cập nhật firmware cho smartphone Samsung. Tuy nhiên, chỉ sau khi cài đặt, nhiều người dùng mới vỡ lẽ đây chỉ là một ứng dụng giả mạo, chỉ hiển thị một trang web có bật quảng cáo toàn màn hình.
Ứng dụng giả mạo trên Play Store
Ứng dụng này có hai phiên bản miễn phí và trả phí. Trong đó, bản miễn phí bị nhà phát triển ngầm giới hạn tốc độ tải về nên việc download các bản firmware gần như là không thể. Do đó, khi không sử dụng được bản miễn phí, nhiều người dùng đã nâng cấp lên bản thương mại với giá thành lên tới 34,99 USD/năm. Đây chính là cách để kẻ lừa đảo kiếm tiền của rất nhiều người dùng.
Bản trả phí của ứng dụng bán với giá 34,99 USD/năm không thông qua thanh toán Google Play
Điều đáng nói là hình thức thanh toán của ứng dụng không hề thông qua việc đăng ký thanh toán trên Google Play. Người dùng chỉ cần cung cấp số thẻ tín dụng để thanh toán. Thêm vào đó, Updates for Samsung còn lừa người dùng tính năng mở khóa bất kỳ thẻ SIM nào với giá 19,99 USD.
Koutsejs Kuprins - nhà nghiên cứu mã độc thuộc CCIS Security Group cho biết, anh đã liên hệ với Google để sớm gỡ ứng dụng này. Hiện tại, ứng dụng đã được gỡ bỏ nhưng đối với những người đã không may tải về cần khẩn chương gỡ bỏ hoặc cài đặt lại thiết bị để có thể phòng tránh những rủi ro gây mất an toàn thông tin.
Hiện ứng dụng vẫn còn xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google.
Nhưng khi truy cập sẽ hiển thị thông tin ứng dụng đã bị xóa.
Một lần nữa, vấn đề ứng dụng giả mạo và mã độc tồn tại trên kho ứng dụng Play Store lại tiếp tục trở thành vấn đề đáng quan tâm. Những ứng dụng như vậy xuất hiện ngày càng nhiều mà không hề có sự kiểm soát, đặt ra nguy hiểm về quyền riêng tư và nguy cơ bị thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng.
Đã đến lúc Google không thể nói suông mà phải có những biện pháp mạnh tay hơn để răn đe những kẻ có ý đồ tạo các ứng dụng giả mạo để lừa đảo người dùng. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần nâng cao khả năng hiểu biết để phòng tránh mối nguy hiểm từ ứng dụng lừa đảo này.
Nhật Minh
The Next Web
15:00 | 06/10/2017
13:00 | 09/08/2023
13:00 | 22/06/2021
13:00 | 10/03/2022
16:00 | 28/03/2022
08:38 | 19/06/2017
13:46 | 26/10/2016
10:00 | 07/08/2019
17:00 | 10/10/2024
Các trang web cửa hàng trực tuyến sử dụng Adobe Commerce và Magento đang là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng có tên là CosmicSting với tốc độ đáng báo động, trong đó kẻ tấn công đã tấn công khoảng 5% tổng số cửa hàng.
15:00 | 20/09/2024
Nhóm tin tặc tấn công có chủ đích liên quan đến Trung Quốc, được biết đến với tên gọi Mustang Panda, đã bị phát hiện sử dụng phần mềm Visual Studio Code như một phần của hoạt động gián điệp nhắm vào các chính phủ ở khu vực Đông Nam Á.
16:00 | 19/09/2024
Dưới đây là góc nhìn chuyên môn của các chuyên gia bảo mật Kaspersky về vụ việc của Crowdstrike và dự án XZ Utils, cùng chiến lược mà các tổ chức có thể áp dụng để ứng phó với các cuộc tấn công chuỗi cung ứng.
15:00 | 26/07/2024
Ngày 20/7, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo đã bắt giữ ba tin tặc được cho là thực hiện vụ tấn công mạng nhằm vào Tây Ban Nha và các nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với các mục đích khủng bố.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024