Theo điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), virus "Gameover Zeus" xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 9/2011, và từ đó đến nay đã tấn công từ 500.000 đến 1 triệu máy tính tại 12 quốc gia. Các vụ tấn công này đã tạo ra một mạng lưới máy tính nhiễm độc mà tin tặc có thể thâm nhập, theo dõi và thậm chí kiểm soát từ xa. Thông qua mạng lưới này, tổ chức tội phạm đã đánh cắp hơn 100 triệu USD nhờ vào các dữ liệu ngân hàng đánh cắp để chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản của nạn nhân sang một tài khoản của tổ chức. FBI nhận định "Gameover Zeus" là một trong những mạng lưới phức tạp nhất mà cơ quan này từng tiêu diệt.
Cũng trong chiến dịch này, các lực lượng an ninh còn triệt phá một loại virus máy tính khác có tên gọi "Cryptolocker." Đây là loại virus xuất hiện lần đầu vào tháng 9/2013, có khả năng mã hóa máy tính của nạn nhân và sau đó đòi tiền - thường hơn 700 USD - để đổi lấy mật khẩu giải mã. Điều tra cho biết nhóm tội phạm sử dụng "Cryptolocker" đã đánh cắp được hơn 27 triệu USD chỉ trong 2 tháng hoạt động.
Chiến dịch cũng xác định Evgeniy Mikhailovich Bogachev, 30 tuổi, người Nga, là một trong những quản lý cấp cao của đường dây tội phạm mạng trên. Bogachev hiện đang bị kiện ra tòa tại thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ, với 14 tội danh bao gồm âm mưu tấn công máy tính, lừa đảo ngân hàng và rửa tiền liên quan tới "Gameover Zeus" và "Cryptolocker". Nhân vật này cũng đang đối mặt với tội danh "âm mưu lừa đảo ngân hàng" liên quan tới virus "Gameover Zeus" tại bang Nebraska.
Chiến dịch lần này là sự hợp tác giữa FBI với cơ quan đồng cấp tại nhiều nước bao gồm Australia, Hà Lan, Đức, Pháp, Italy, Nhật Bản, Luxembourg, New Zealand, Canada, Ukraine và Anh cùng với Trung tâm Tội phạm mạng châu Âu. Ngoài ra, còn có sự hợp tác từ các công ty tư nhân như Dell, Microsoft, Afilias, Deloitte và Symantec./.
09:00 | 29/10/2024
Công ty nghiên cứu bảo mật ESET mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc tin tặc tấn công một đối tác của họ tại Israel để mạo danh thương hiệu này nhằm phát tán mã độc.
14:00 | 24/10/2024
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
11:00 | 24/10/2024
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
14:00 | 05/09/2024
Công ty an ninh mạng Lumen Technologies (Mỹ) cho biết, một nhóm tin tặc Trung Quốc đã khai thác một lỗ hổng phần mềm để xâm nhập vào một số công ty Internet tại Hoa Kỳ và nước ngoài.
Cisco đã xử lý lỗ hổng nghiêm trọng định danh CVE-2024-20418 cho phép kẻ tấn công thực thi lệnh với quyền root trên các điểm truy cập Ultra-Reliable Wireless Backhaul (URWB) dễ bị tấn công.
13:00 | 18/11/2024