Biến thể mới có tên RustyBuer, được phát tán qua email giả mạo thông báo giao hàng của bộ phận Hỗ trợ DHL (công ty vận chuyển hàng hóa của Đức). Biến thể này đã ảnh hưởng đến hơn 200 tổ chức từ đầu tháng 4/2021.
Buer được biết đến lần đầu vào tháng 8/2019, là một dạng dịch vụ mã độc theo mô-đun và được rao bán trên các diễn đàn ngầm.
Theo đó, tin tặc lừa người dùng tải file có chứa , sau đó phát tán thêm các payload, tạo điều kiện bước đầu xâm nhập vào các hệ thống mục tiêu của Windows và cho phép kẻ tấn công thiết lập vị trí đổ bộ để thực hiện hành vi độc hại tiếp sau đó.
Phân tích của Proofpoint vào tháng 12/2019 đã mô tả Buer là mã độc được mã hóa hoàn toàn bằng ngôn ngữ C, sử dụng ứng dụng bảng điều khiển viết bằng .NET Core.
Tháng 12/2020, kẻ đứng sau mã độc tống tiền Ryuk bị phát hiện sử dụng trình thả mã độc Buer làm phương tiện xâm nhập ban đầu trong một chiến dịch spam. Sau đó, một cuộc tấn công phishing lừa người dùng mở email có chủ đề về hóa đơn đính kèm tài liệu Microsoft Excel chứa macro độc hại được tiết lộ tháng 02/2021. Trình thả mã độc Buer sau khi được tải về sẽ được thực thi trên hệ thống bị nhiễm.
Cùng với đó, chiến dịch maldoc mới đây đã phân phối trình nạp mã độc sử dụng mô hình tương tự, bằng cách gửi các email có chủ đề về DHL để phát tán các tài liệu Word và Excel đã được mã hóa, qua đó tin tặc sẽ thả biến thể RustyBuer. Biến thể này không sử dụng ngôn ngữ lập trình C thường thấy mà dùng Rust, cho thấy tin tặc luôn tìm cách để nâng cấp cho các mã độc để tránh bị các phần mềm diệt virus phát hiện.
Vì Buer là bước đệm để phát tán các loại mã độc khác (bao gồm cả Cobalt Strike và chuỗi ransomware) nên các nhà nghiên cứu nhận định tin tặc có thể sử dụng biến thể này để chiếm vị trí trong mạng mục tiêu và bán quyền truy cập.
M.H
13:00 | 08/04/2021
13:00 | 29/05/2023
08:00 | 18/03/2021
14:00 | 01/03/2021
13:00 | 11/11/2024
Theo trang TechSpot, FakeCall là một loại mã độc Android chuyên tấn công tài khoản ngân hàng khét tiếng trong những năm qua đã quay trở lại với 13 biến thể mới, sở hữu nhiều tính năng nâng cao, là mối đe dọa với người dùng toàn cầu.
07:00 | 17/10/2024
Các tin tặc Triều Tiên mới đây đã bị phát hiện đang phân phối một Trojan truy cập từ xa (RAT) và backdoor chưa từng được ghi nhận trước đây có tên là VeilShell, như một phần của chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các cơ quan, tổ chức tại Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á khác.
09:00 | 11/10/2024
Một chuỗi các lỗ hổng bảo mật mới đã được phát hiện trong hệ thống in CUPS (Common Unix Printing System) Linux, có thể cho phép các tin tặc thực hiện chèn lệnh từ xa trong một số điều kiện nhất định.
10:00 | 01/10/2024
MoneyGram, công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền lớn thứ hai thế giới đã xác nhận bị tấn công mạng sau nhiều ngày người dùng gặp sự cố và phàn nàn về dịch vụ. Sự cố bắt đầu từ ngày 20/9 khiến người dùng không thể nhận tiền hay xử lý giao dịch, website cũng không thể truy cập.
Hơn 30 lỗ hổng bảo mật đã được tiết lộ trong nhiều mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML) nguồn mở khác nhau. Đáng lưu ý, một số trong đó có thể dẫn đến thực thi mã từ xa và đánh cắp thông tin.
08:00 | 15/11/2024