Theo dự đoán của G Data, số lượng mã độc Android có thể lên tới hơn 4 triệu cho đến hết năm 2018. Nguyên nhân do tội phạm mạng ngày càng tập trung mục tiêu vào các thiết bị di động. Đặc biệt là người dùng hệ điều hành Android, do sự phổ biến và giá thành hấp dẫn của các thiết bị chạy hệ điều hành này. Hiện nay, trung bình cứ 10 người trên thế giới sử dụng smartphone thì có tới 8 người sử dụng smartphone Android.
Thống kê số lượng mã độc trên Android của G Data từ năm 2012
Do Android là hệ điều hành mở và có thể tùy biến nên nó dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Theo thống kê, có khoảng 80% người dùng smartphone trên thế giới đang sở hữu và sử dụng thiết bị Android mỗi ngày. Số liệu này là cơ sở để tội phạm mạng nhắm mục tiêu tấn công. Ước tính trung bình có khoảng 11,7 nghìn mẫu mã độc Android mới được phát hiện mỗi ngày. Điều này đặt ra mối đe dọa rất lớn cho nền tảng Android và người dùng nói chung - các chuyên gia bảo mật tại G Data nhận định.
Theo thống kê về thị phần các phiên bản Android trong tháng 10/2018 của Google, các phiên bản Android cũ (Gingerbread, Ice Cream Sadwich, Jelly Bean, KitKat và Lollipop) chiếm từ 0,2% tới 14.4%. Trong khi đó, các phiên bản mới gần đây như Oreo chiếm tỷ lệ khá ít ỏi, khoảng 21,5%. Việc sử dụng các phiên bản Android lỗi thời là nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn toàn thông tin người dùng.
Một tin tốt lành cho người dùng Android là mới đây Google đã lên tiếng khẳng định, tất cả các nhà sản xuất thiết bị gốc (Original Equipment Manufacturer - OEM) bắt buộc phải tăng tần suất cập nhật hệ điều hành Android 3 tháng/lần và trong ít nhất 2 năm, kể từ ngày 31/1/2019 cho thiết bị của mình. Theo đó, người dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn thông qua các bản cập nhật bảo mật được phát hành định kỳ. Nếu các OEM không chấp hành quy định mới của Google, họ sẽ phải chịu hình phạt, bao gồm bị trì hoãn hoặc từ chối cấp chứng chỉ cần thiết cho smartphone trước khi ra mắt.
Nhật Minh
13:00 | 04/05/2018
10:00 | 12/12/2018
08:00 | 27/11/2019
09:00 | 17/12/2018
11:00 | 14/12/2018
11:00 | 01/11/2018
09:00 | 25/12/2018
08:00 | 22/03/2019
08:00 | 10/04/2019
15:00 | 21/03/2018
14:00 | 12/01/2018
16:00 | 24/09/2018
10:00 | 18/10/2024
Công ty bảo mật Zimperium (Mỹ) đã xác định được 40 biến thể mới của trojan ngân hàng TrickMo trên Android. Các biến thể này được liên kết với 16 chương trình dropper (một loại trojan horse để cài đặt phần mềm độc hại) và 22 cơ sở hạ tầng của máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2) riêng biệt, với các tính năng mới để đánh cắp mã PIN Android.
07:00 | 10/09/2024
Trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đang trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công chuỗi cung ứng tinh vi. Các doanh nghiệp Việt từ các tổ chức nhỏ đến các tập đoàn lớn đều phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công qua những lỗ hổng bảo mật trong hệ thống của đối tác hay nhà cung cấp.
10:00 | 28/08/2024
Theo cảnh báo mới nhất từ Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ (CISA) và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền BlackSuit đã lan rộng trên nhiều lĩnh vực, cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm các cơ sở thương mại, chăm sóc sức khỏe và y tế công cộng, cơ sở hạ tầng của chính phủ và một số cơ sở sản xuất trọng yếu.
08:00 | 26/08/2024
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2024, các nạn nhân của mã độc tống tiền (ransomware) trên toàn cầu đã phải chi trả một con số khổng lồ lên tới 459,8 triệu USD cho tội phạm mạng, dự báo một kỷ lục đáng sợ mới về thiệt hại do ransomware gây ra trong năm nay. Bất chấp các nỗ lực của cơ quan chức năng, các băng nhóm tội phạm vẫn tiếp tục lộng hành, nhắm vào những mục tiêu lớn hơn, gây ra những cuộc tấn công quy mô với mức tiền chuộc ngày càng tăng chóng mặt.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024