Cụ thể, số lượng người dùng bị tấn công bởi mã độc được sử dụng để tống tiền các mục tiêu nổi bật như các tập đoàn, các cơ quan chính phủ và các cơ quan chính quyền đô thị lớn, tổ chức y tế... đã tăng tới 767% so với năm 2019.
Hai nhóm phần mềm tống tiền có mục tiêu nổi tiếng nhất trong giai đoạn này có tên gọi là Maze, Ragnar Locker. Chúng không chỉ mã hóa mà còn đánh cắp dữ liệu, sau đó đe dọa sẽ công khai các dữ liệu mật nếu nạn nhân không chịu chi trả tiền chuộc.
vẫn là nhóm thường gặp nhất. Mã độc này nhắm tới hàng chục nghìn người dùng và thông thường chỉ yêu cầu các nạn nhân trả một khoản tiền tương đối nhỏ để lấy lại dữ liệu.
Phần mềm tống tiền dạng Trojan này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 và đã gây thiệt hại ít nhất 4 tỉ USD tại 150 quốc gia. Năm 2019, WannaCry chiếm 22% tổng số trường hợp người dùng bị tấn công bằng phần mềm tống tiền; con số này giảm còn 16% vào năm 2020.
Chuyên gia bảo mật tại Kaspersky cảnh báo, mục tiêu chính có thể sẽ tiếp tục là các công ty và tổ chức lớn, các cuộc tấn công bằng phần mềm tống tiền sẽ tiếp tục trở nên tinh vi và có tính phá hoại cao hơn. Các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp bảo mật toàn diện để bảo vệ dữ liệu của mình.
Theo khuyến cáo, các doanh nghiệp, tổ chức nên thiết lập chiến lược phòng thủ, tập trung phát hiện sự dịch chuyển lưu lượng trong mạng và đưa dữ liệu lên Internet; cần đặc biệt chú ý đến lưu lượng đi để phát hiện các kết nối của tội phạm mạng; kiểm tra an ninh mạng và khắc phục mọi điểm yếu được phát hiện tại vùng ngoại vi hoặc bên trong mạng, thiết bị; cập nhật phần mềm trên tất cả các thiết bị tổ chức sử dụng để ngăn không cho phần mềm tống tiền khai thác và lợi dụng các lỗ hổng bảo mật.
Gia Minh
10:00 | 20/09/2017
15:00 | 18/10/2021
14:00 | 03/06/2021
13:00 | 11/06/2021
13:00 | 11/06/2021
17:00 | 29/10/2021
18:00 | 11/10/2024
Trong một chiến dịch tấn công mạng quy mô lớn, Microsoft đã phối hợp với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) triệt phá thành công mạng lưới 107 tên miền Internet được tin tặc Nga sử dụng để thực hiện các hoạt động lừa đảo và tấn công mạng.
14:00 | 11/10/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật đến từ công ty an ninh mạng Forescout (Mỹ) đã phát hiện 14 lỗ hổng bảo mật được đánh giá nghiêm trọng trên bộ định tuyến DrayTek.
10:00 | 04/10/2024
Các công ty vận tải và logistics ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với một làn sóng tấn công mạng mới, sử dụng các phần mềm độc hại như Lumma Stealer và NetSupport để đánh cắp thông tin và kiểm soát hệ thống từ xa.
13:00 | 13/09/2024
Cisco đã phát hành bản cập nhật bảo mật để giải quyết hai lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tiện ích cấp phép thông minh (Smart Licensing Utility), có thể cho phép kẻ tấn công từ xa chưa được xác thực leo thang đặc quyền hoặc truy cập thông tin nhạy cảm.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024