Các nhà nghiên cứu an ninh từ trường đại học Ben-Gurion (Israel) đã từng công bố nhiều phương pháp đánh cắp thông tin từ những chiếc máy tính cô lập. Mới đây, họ lại vừa phát hiện một phương pháp mới, với những chiếc camera an ninh hồng ngoại chuyên dùng để quay vào ban đêm.
Phương pháp tấn công mới được các nhà nghiên cứu đặt tên là aIR-Jumper, trong đó chiếc máy tính cô lập bị nhiễm mã độc có thể gửi tín hiệu ra ngoài với sự giúp đỡ của mạng lưới camera an ninh bị nhiễm độc (với ít nhất một chiếc camera gắn trong phòng chứa máy tính và một chiếc camera ở bên ngoài), dù máy tính và camera không kết nối với nhau qua mạng và không kết nối Internet.
Bỏ qua phương thức lây mã độc vào máy tính cô lập và mạng lưới camera an ninh, công trình nghiên cứu tập trung vào cách mã độc truyền dữ liệu bị đánh cắp ra ngoài. Để đọc và gửi dữ liệu, mã độc aIR-Jumper được cài vào máy tính và mạng camera an ninh sử dụng các tín hiệu hồng ngoại theo mã Moóc-xơ để truyền dữ liệu nhị phân. Dữ liệu từ camera an ninh có thể được truyền với tốc độ 20 bit/giây tới tin tặc ở khoảng cách hàng chục mét và được gửi từ tin tặc tới camera với tốc độ 100 bit/giây, ngay cả trong bóng tối.
Vì mục đích của cuộc tấn công là đánh cắp dữ liệu ở dạng nhị phân, nên kẻ xấu không thể đánh cắp những tệp lớn mà chỉ có thể lấy mật khẩu, khoá mã hoá và những dữ liệu dung lượng nhỏ.
Để gửi lệnh cho mã độc tấn công thiết bị, kẻ xấu đứng ở khu vực công cộng (cách xa công sở) dùng tín hiệu hồng ngoại để chuyển “chỉ thị ngầm” tới camera an ninh. Ngược lại, camera cũng có thể gửi tín hiệu hồng ngoại cho kẻ xấu bằng tín hiệu hồng ngoại theo mã Moóc-xơ. Các nhà nghiên cứu đã công bố hai video thể hiện hai chiều trao đổi thông tin đó. Ở đây, camera an ninh đã đóng vai trò cầu nối giữa máy tính cô lập và kẻ tấn công ở ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu của đại học Ben-Gurion tìm ra kỹ thuật đánh cắp dữ liệu từ những máy tính cô lập. Trước đó, họ từng giới thiệu một số kiểu tấn công như:
Nguyễn Anh Tuấn
(theo The Hacker News)
00:00 | 03/03/2018
07:00 | 21/10/2024
Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7 nhãn hiệu ô tô hàng đầu tại Úc đang thu thập và bán dữ liệu về người lái, gây lo ngại về quyền riêng tư. Đặc biệt, Hyundai và Kia bị cáo buộc bán dữ liệu nhận dạng giọng nói cho bên thứ ba để huấn luyện AI.
16:00 | 27/09/2024
Một chiến dịch quốc tế phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật đã thành công trong việc triệt phá một mạng lưới tội phạm tinh vi chuyên mở khóa điện thoại di động bị mất hoặc đánh cắp. Mạng lưới này đã sử dụng nền tảng lừa đảo tự động iServer để đánh cắp thông tin đăng nhập của hàng trăm nghìn nạn nhân trên toàn thế giới.
10:00 | 13/09/2024
Các chuyên gia bảo mật từ Palo Alto Networks (Hoa Kỳ) vừa phát hiện một chiến dịch tấn công bằng mã độc mới với thủ đoạn tinh vi thông qua kết quả tìm kiếm trên Google.
16:00 | 19/08/2024
Công ty sản xuất vàng Evolution Mining, một trong những nhà sản xuất vàng lớn nhất của Úc (cũng có mặt tại Canada) đã thông báo rằng, công ty bị tấn công bằng mã độc tống tiền vào ngày 08/8. Vụ tấn công đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống công nghệ thông tin của công ty.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024