Báo cáo của TRM Labs cho biết các tin tặc đã đánh cắp hơn 1,38 tỷ USD tiền mã hóa tính đến ngày 24/6, so với 657 triệu USD một năm trước đó.
Theo ông Ari Redbord, Trưởng phòng chính sách toàn cầu của TRM Labs, dù hệ sinh thái tiền mã hóa không có thay đổi đáng kể về bảo mật, TRM Labs ghi nhận giá trị các token bị đánh cắp - từ ETH, Solana đến Bitcoin đã tăng lên đáng kể. Điều đó đồng nghĩa các tin tặc đang có động lực hơn để tấn công vào các dịch vụ tiền mã hóa và được dự báo sẽ đánh cắp được nhiều tiền hơn.
Giá tiền mã hóa nói chung đã hồi phục từ đáy cuối năm 2022 sau vụ sụp đổ sàn tiền ảo FTX của Sam Bankman-Fried. Bitcoin lập đỉnh 73.803,25 USD vào tháng 3 năm nay.
Một trong số các vụ tấn công mạng lớn nhất năm nay là vụ gần 308 triệu USD Bitcoin bị đánh cắp từ sàn giao dịch DMM Bitcoin của Nhật Bản. Các công ty tiền mã hóa thường xuyên là mục tiêu của tấn công mạng dù mức độ thiệt hại như trên là khá hiếm.
Redbord cho biết thêm, số tiền mã hóa bị đánh cắp năm 2022 vào khoảng 900 triệu USD, trong đó hơn 600 triệu USD lấy từ mạng Blockchain liên kết với trò chơi trực tuyến Axie Infinity.
Trong khi đó, một báo cáo từ công ty bảo mật Blockchain CertiK (trụ sở chính tại Mỹ) đã chỉ ra con số 1,19 tỷ USD thiệt hại trong lĩnh vực tiền mã hóa và tài chính phi tập trung (DeFi) trong 6 tháng đầu năm.
Tấn công lừa đảo (phishing) là hình thức gây tổn thất nặng nề nhất, với 497,7 triệu USD tiền mã hóa bị đánh cắp trong 150 sự cố. Hình thức tiếp theo là xâm phạm khóa riêng tư, thiệt hại 408,9 triệu USD trong 42 vụ việc lớn.
Thu Hằng (Tổng hợp)
15:00 | 26/07/2024
15:00 | 18/12/2023
15:00 | 20/12/2023
14:00 | 16/06/2022
10:00 | 01/10/2024
MoneyGram, công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền lớn thứ hai thế giới đã xác nhận bị tấn công mạng sau nhiều ngày người dùng gặp sự cố và phàn nàn về dịch vụ. Sự cố bắt đầu từ ngày 20/9 khiến người dùng không thể nhận tiền hay xử lý giao dịch, website cũng không thể truy cập.
13:00 | 21/08/2024
Mặc dù đã có những biện pháp kiểm duyệt từ Google, tuy nhiên kho ứng dụng Play Store dành cho nền tảng Android vẫn thường xuyên ghi nhận xuất hiện các phần mềm có chứa mã độc.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
13:00 | 06/08/2024
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lỗ hổng nghiêm trọng mới trong Hệ thống phân giải tên miền (DNS) cho phép thực hiện một cuộc tấn công có tên là TuDoor. Cuộc tấn công này có thể được sử dụng nhằm vào bộ đệm DNS, khởi tạo các điều kiện để tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và làm cạn kiệt tài nguyên, điều đó khiến nó trở thành mối đe dọa mới.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024