Lần đầu tiên, nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Liverpool, Anh đã mô phỏng bằng máy tính một cuộc tấn công bằng virus Chameleon do họ tạo ra. Mặc dù virus này không ảnh hưởng đến chức năng của các điểm truy cập hoặc máy tính của người sử dụng, nhưng có thể truy cập và báo cáo thông tin về tất cả những người đang sử dụng các điểm truy cập vào thời điểm đó. Một số điểm truy cập virus Chameleon không thể xâm phạm do được bảo vệ bằng mật mã hoặc mật khẩu, nhưng trong trường hợp đó, virus sẽ chỉ di chuyển đến các điểm truy cập khác dễ tấn công.
Vì thực tế phần mềm diệt virus hiện nay chỉ được thiết kế để tìm virus trong máy tính hoặc trên mạng Internet, nhưng bản thân virus vẫn không bị phát hiện.
Cuộc tấn công của virus Chamelon được thực hiện ở London và Belfast. Giống như virus cảm cúm lây từ người này sang người khác qua không khí, sẽ lây lan nhanh trong các thành phố đông dân, virus Chameleon lây truyền nhanh hơn trong các môi trường ở đó có nhiều điểm truy cập đặt gần nhau.
GS Alan Marshall tham gia nghiên cứu cho biết: các kết nối Wi-Fi đang trở thành mục tiêu của tin tặc, vì những lỗ hổng bảo mật làm khó phát hiện ra virus để chống lại chúng. Tuy nhiên, từ giả thuyết đưa ra là không thể phát triển virus tấn công các mạng Wi-Fi, họ đã chứng minh có thể làm được điều này và virus còn có thể lây lan nhanh. Các nhà khoa học hiện có thể sử dụng dữ liệu của nghiên cứu này để phát triển một kỹ thuật mới xác định thời điểm có khả năng nổ ra cuộc tấn công của virus.
13:00 | 03/02/2020
09:00 | 08/10/2024
Một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong Microchip Advanced Software Framework (ASF) mới được phát hiện gần đây, nếu khai thác thành công có thể dẫn đến việc thực thi mã từ xa.
13:00 | 07/10/2024
Các nhà nghiên cứu cho biết một lỗ hổng bảo mật khiến hàng triệu chiếc xe Kia sản xuất từ năm 2023 có thể bị chiếm quyền điều khiển, cho phép kẻ tấn công kiểm soát từ xa.
16:00 | 19/09/2024
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Satellite System - GNSS) là hệ thống xác định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Hệ thống GNSS ban đầu được dùng trong mục đích quân sự nhưng sau những năm 1980, Chính phủ Hoa Kỳ cho phép sử dụng GNSS vào mục đích dân sự ở phạm vi toàn cầu. Chính vì việc mở rộng phạm vi sử dụng nên đã dẫn đến các nguy cơ mất an toàn thông tin (ATTT) cho các hệ thống này. Bài báo sau đây sẽ giới thiệu các kỹ thuật tấn công mạng vào các hệ thống định vị toàn cầu.
09:00 | 17/09/2024
Google thông báo rằng họ đã vá lỗ hổng zero-day thứ mười bị khai thác trong thực tế vào năm 2024.
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
11:00 | 24/10/2024