Nhóm nghiên cứu của EVA Information Security (công ty và kiểm thử tại Israel), cho biết đã phát hiện lỗi trong Cocoapods, trình quản lý phụ thuộc (Dependency Manager) được sử dụng rộng rãi cho các dự án phần mềm được mã hóa bằng ngôn ngữ lập trình Swift và Objective-C. Dependency Manager là công cụ quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm, cho phép xác thực và ký mã hóa các gói phần mềm. Do đó, việc một công cụ như vậy gặp vấn đề sẽ tác động xấu đến nhiều phần của phần mềm hoặc web. Công ty cũng cho biết ba lỗ hổng này đã được CocoaPods vá kể từ tháng 10/2023.
Một trong ba lỗ hổng này có mã định danh là CVE-2024-38368 (điểm CVSS: 9.3), cho phép kẻ tấn công lạm dụng quy trình "Claim Your Pods" và chiếm quyền kiểm soát gói (package), dẫn đến việc can thiệp vào mã nguồn và thực hiện những thay đổi độc hại. Tuy nhiên, điều này yêu cầu tất cả những người bảo trì trước đó phải bị xóa khỏi dự án.
Nguồn gốc của vấn đề bắt nguồn từ năm 2014, khi quá trình chuyển đổi (migration) sang máy chủ Trunk đã khiến hàng nghìn package không rõ chủ sở hữu (hoặc chưa được xác nhận), cho phép kẻ tấn công sử dụng API công khai để xác nhận chủ sở hữu các pod và địa chỉ email có trong mã nguồn CocoaPods ("[email protected]") để chiếm quyền kiểm soát.
thứ hai thậm chí còn nghiêm trọng hơn (có mã định danh là CVE-2024-38366, điểm CVSS: 10.0), cho phép kẻ tấn công lợi dụng quy trình xác minh email không an toàn để thực thi mã tùy ý trên máy chủ Trunk, sau đó có thể được sử dụng để thao túng hoặc thay thế các package.
Lỗ hổng thứ 3 cũng được phát hiện trong thành phần xác minh địa chỉ email của dịch vụ này (có mã định danh là CVE-2024-38367, điểm CVSS: 8,2), có thể bị khai thác để đánh lừa người nhận truy cập vào liên kết xác minh trông có vẻ vô hại, nhưng thực tế, nó chuyển hướng yêu cầu đến miền do kẻ tấn công kiểm soát để có quyền truy cập vào mã xác thực phiên của nhà phát triển.
Nguy hiểm hơn, điều này có thể được nâng cấp thành cuộc tấn công không cần nhấp chuột bằng cách giả mạo tiêu đề HTTP - tức là sửa đổi trường tiêu đề X-Forwarded-Host - và lợi dụng các công cụ bảo mật email được cấu hình không an toàn.
Với việc nhiều ứng dụng có quyền truy cập vào thông tin nhạy cảm của người dùng như thẻ tín dụng, hồ sơ y tế, tài liệu riêng tư, hacker có thể lợi dụng lỗ hổng, cài ransomware hoặc các loại mã độc khác để thu thập chúng.
Cũng theo nhóm nghiên cứu, Apple là "trung tâm của mớ hỗn độn" khi đa số ứng dụng iOS và macOS đều được mã hóa bằng ngôn ngữ Swift và Objective-C, gồm cả những cái tên phổ biến như TikTok, Snapchat, LinkedIn, Netflix, Microsoft Teams, Facebook, Messenger. Do đó, hàng nghìn ứng dụng trên các nền tảng này có thể bị ảnh hưởng và "một cuộc tấn công vào hệ sinh thái ứng dụng di động có thể lây nhiễm cho hầu hết thiết bị của Apple, khiến hàng nghìn tổ chức dễ bị tổn thương về mặt tài chính và danh tiếng".
Bá Phúc
(Theo thehackernews)
07:00 | 10/09/2024
14:00 | 02/07/2024
10:00 | 28/06/2024
14:00 | 08/07/2024
14:00 | 05/08/2024
14:00 | 07/10/2024
07:00 | 22/10/2024
Một chiến dịch phần mềm độc hại mới nhắm vào lĩnh vực bảo hiểm và tài chính đã được phát hiện bằng cách sử dụng các liên kết GitHub trong các email lừa đảo như một cách để vượt qua các biện pháp bảo mật và phát tán Remcos RAT. Chiến dịch cho thấy phương pháp này đang được các tác nhân đe dọa ưa chuộng.
12:00 | 03/10/2024
Mới đây, các chuyên gia bảo mật tại Kaspersky phát hiện ra 2 phần mềm có chứa mã độc Necro trên cửa hàng ứng dụng Play Store của Google. Đáng chú ý, 2 phần mềm độc hại này đã có tới hơn 11 triệu lượt tải xuống trước khi được các chuyên gia phát hiện.
14:00 | 05/09/2024
Công ty an ninh mạng Lumen Technologies (Mỹ) cho biết, một nhóm tin tặc Trung Quốc đã khai thác một lỗ hổng phần mềm để xâm nhập vào một số công ty Internet tại Hoa Kỳ và nước ngoài.
17:00 | 12/07/2024
Một hoạt động thực thi pháp luật có tên là MORPHEUS đã đánh sập gần 600 máy chủ được các nhóm tội phạm mạng sử dụng và một phần của cơ sở hạ tầng có liên quan đến Cobalt Strike.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024