Lỗ hổng định danh CVE-2022-20653 (điểm CVSS: 7.5), được phát hiện trong tính năng DNS-based Authentication of Named Entities (DANE) là một thành phần của Cisco AsyncOS Software dành cho ESA, sử dụng để kiểm tra email và tìm kiếm spam, phishing, mã độc hay các mối đe dọa khác. Được biết, lỗ hổng này có thể được khai thác từ xa mà không cần xác thực.
Các nhà nghiên cứu bảo mật tới từ nhà cung cấp dịch vụ Rijksoverheid Dienst ICT Uitvoering (DICTU) của Hà Lan đã phát hiện ra lỗi này và đã báo cáo lỗ hổng bảo mật cho xử lý.
Cisco cho biết lỗ hổng bắt nguồn từ việc xử lý lỗi không chính xác trong quá trình phân giải tên DNS (Domain Name System). “Tin tặc có thể khai thác lỗ hổng này bằng cách gửi các email có thiết kế đặc biệt tới thiết bị bị ảnh hưởng”, Cisco giải thích.
“Việc khai thác thành công lỗ hổng có thể cho phép tin tặc điều khiển thiết bị, ngăn người dùng truy cập từ các giao diện quản lý hoặc xử lý các email bổ sung trong một khoảng thời gian cho đến khi thiết bị được phục hồi, dẫn đến tình trạng DoS. Đặc biệt, để mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, các cuộc tấn công dai dẳng có thể làm cho thiết bị hoàn toàn không khả dụng và sẵn sàng, dẫn đến tình trạng DoS liên tục”.
Nhóm ứng phó sự cố về bảo mật sản phẩm của Cisco (PSIRT) cho biết họ không tìm thấy bằng chứng về việc lỗ hổng bị khai thác trên thực tế.
Tính năng DANE không được bật theo mặc định
CVE-2022-20653 chỉ ảnh hướng đến các thiết bị đã bật tính năng DANE và các máy chủ mail server downstream được cấu hình để gửi thư bị trả lại, các công cụ Web Security Appliance (WSA) hay Secure Email and Web Manager cũng như các thiết bị không được bật DANE sẽ không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng bảo mật này. Mặc định thì tính năng DANE sẽ không được bật.
Quản trị viên có thể kiểm tra xem DANE đã được cấu hình hay chưa bằng cách truy cập tới Mail Policies > Destination Controls > Add Destination và xác nhận xem tùy chọn DANE Support có được bật hay không.
Kiểm tra tính năng DANE được bật hay không
Gã khổng lồ về công nghệ mạng Cisco cũng đã phát hành các bản vá cập nhật và cung cấp giải pháp yêu cầu khách hàng cấu hình thư bị trả lại từ Cisco ESA thay vì từ các máy chủ mail server downstream để ngăn chặn khả năng bị khai thác.
Bên cạnh đó, trong bản cập nhật lần này, Cisco cũng giải quyết hai lỗ hổng khác có điểm CVSS lần lượt là 5.3 và 6.1 ảnh hưởng đến Cisco RCM (Cisco Redundancy Configuration Manager) đối với Cisco StarOS Software (lỗ hổng DoS) và bộ sản phẩm Cisco Prime Infrastructure cũng như Evolved Programmable Network Manager (lỗ hổng XSS).
Ngoài ra, Cisco đã công bố các bản vá cho nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng ảnh hưởng đến các bộ định tuyến RV Series, có thể được sử dụng để tấn công leo thang đặc quyền và thực thi mã tùy ý trên các hệ thống bị ảnh hưởng.
Đinh Hồng Đạt
10:00 | 08/04/2022
14:00 | 11/02/2022
15:00 | 30/03/2022
13:00 | 27/04/2022
13:00 | 24/08/2022
15:18 | 11/07/2016
12:00 | 12/08/2022
09:00 | 16/01/2023
13:34 | 26/10/2016
23:00 | 02/09/2022
08:00 | 28/04/2022
07:00 | 21/10/2024
Một nghiên cứu mới đây cho thấy 7 nhãn hiệu ô tô hàng đầu tại Úc đang thu thập và bán dữ liệu về người lái, gây lo ngại về quyền riêng tư. Đặc biệt, Hyundai và Kia bị cáo buộc bán dữ liệu nhận dạng giọng nói cho bên thứ ba để huấn luyện AI.
07:00 | 17/10/2024
Các tin tặc Triều Tiên mới đây đã bị phát hiện đang phân phối một Trojan truy cập từ xa (RAT) và backdoor chưa từng được ghi nhận trước đây có tên là VeilShell, như một phần của chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các cơ quan, tổ chức tại Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á khác.
13:00 | 07/10/2024
Các nhà nghiên cứu cho biết một lỗ hổng bảo mật khiến hàng triệu chiếc xe Kia sản xuất từ năm 2023 có thể bị chiếm quyền điều khiển, cho phép kẻ tấn công kiểm soát từ xa.
14:00 | 11/09/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Rapid7 (Hoa Kỳ) phát hiện một lỗ hổng bảo mật mới trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mã nguồn mở Apache OFBiz, có thể dẫn đến nguy cơ thực thi mã từ xa mà không cần xác thực trên các hệ điều hành như Linux và Windows.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024