Google đã vá tổng cộng 53 lỗ hổng được định danh CVE trong bản cập nhật bảo mật tháng 9 cho hệ điều hành Android. Trong khi đó, Qualcomm - công ty có chip được sử dụng trong các thiết bị của Android cũng vá một loạt các lỗ hổng bảo mật xếp hạng cao và nghiêm trọng liên quan đến 22 lỗ hổng CVE.
Theo một bài viết ngày 08/9/2020 trên về bản cập nhật bảo mật của Android, có thể thấy rằng vấn đề nghiêm trọng tồn tại trong Media Framework cho phép kẻ tấn công từ xa sử dụng tệp được tạo đặc biệt để thực thi mã tùy ý trong thiết bị được nhắm mục tiêu với một quy trình đặc quyền.
Android Media Framework hỗ trợ phát triển nhiều loại hình đa phương tiện phổ biến. Chính vì vậy, người dùng có thể sử dụng dễ dàng những chức năng như: âm thanh, video và hình ảnh. Lỗ hổng CVE-2020-0245 cho phép thực thi mã từ xa trong các phiên bản Android 8.0, 8.1 và 9.
Ngoài sự cố nghiêm trọng này, Android Media Framework còn tồn tại 05 lỗ hổng có thể gây lộ thông tin gồm: CVE-2020-0381, CVE-2020-0383, CVE-2020-0384, CVE- 2020-0385, CVE-2020-0393 và 01 lỗ hổng cho phép leo thang đặc quyền CVE-2020-0392.
Ngoài ra, 2 lỗ hổng nghiệm trọng khác tồn tại trong hệ thống của Android đã được vá là CVE-2020-0380 và CVE-2020-0396, chúng đều ảnh hướng đến các phiên bản Android 8.0, 8.1, 9 và 10.
Theo Google thì những sai sót này có thể cho phép kẻ tấn công sử dụng đường truyền độc hại để thực thi mã tùy ý trong thiết bị được nhắm mục tiêu với một quy trình đặc quyền. ở mức độ cao, Android Media Framework tồn tại hai lỗ hổng CVE-2020-0386, CVE-2020-0394 và lỗ hổng công bố thông tin CVE-2020-0379.
Bên cạnh đó, 10 lỗ hổng có mức độ nghiêm trọng cao cũng tồn tại trong Android Framework là một tập hợp các API bao gồm các công cụ hệ thống và công cụ thiết kế giao diện người dùng. Google cũng tung ra các bản vá cho các sai sót trong các thành phần của bên thứ ba khác trong hệ sinh thái Android của mình. Bao gồm 4 lỗ hổng nghiêm trọng ảnh hướng đến MediaTek (Mediatek và Google hợp tác trên nền tảng TV Ultra HD của Android TV) liên quan đến các vấn đề ảnh hướng đến trình điều khiển âm thanh của Android. Trong khi đó, 3 lỗ hổng có mức độ nghiêm trọng cao trong Android bao gồm: lỗ hổng nâng cấp đặc quyền trọng hệ thống con lưu trữ CVE-2020-0402 và lỗ hổng trong trình điều khiển USB CVE-2020-0407.
Cùng với đó, 22 lỗ hổng có mức độ nghiêm trọng cao và nghiêm trọng đã được sửa trong các thành phần của Qualcomm, trong đó có 5 lỗ hổng trong nhân và những sai sót còn lại của Qualcomm nằm ở các thành phần nguồn đóng. Các nhà sản xuất thiết bị Android thường tung ra các bản vá của mình để giải quyết các bản cập nhật song song.
Quốc Trường
(Theo Threatpost)
08:00 | 11/08/2020
09:00 | 02/10/2020
15:00 | 02/07/2021
13:00 | 27/11/2020
13:00 | 28/05/2020
08:20 | 11/08/2016
14:00 | 21/01/2021
11:00 | 24/10/2024
Một lỗ hổng bảo mật hiện đã được vá trong ứng dụng ChatGPT của OpenAI dành cho macOS có thể cho phép kẻ tấn công cài phần mềm gián điệp vào bộ nhớ của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI).
10:00 | 04/10/2024
Các công ty vận tải và logistics ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với một làn sóng tấn công mạng mới, sử dụng các phần mềm độc hại như Lumma Stealer và NetSupport để đánh cắp thông tin và kiểm soát hệ thống từ xa.
13:00 | 27/08/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo, giả mạo giao diện hòm thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
10:00 | 04/07/2024
Các nhà nghiên cứu đã phát hành một tập lệnh khai thác (PoC) cho chuỗi lỗ hổng dẫn đến thực thi mã từ xa (RCE) trên các máy chủ Progress Telerik Report.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024