Nguyên nhân tồn tại lỗ hổng này là do cách PuTTY tạo ra các giá trị ngẫu nhiên được sử dụng trong quy trình tạo ECDSA. Trong cấu hình NIST P-251, tính ngẫu nhiên bị sai lệch nghiêm trọng khiến kẻ tấn công có thể lợi dụng để khôi phục lại khóa riêng tư sau khi thu thập khoảng 60 chữ ký được tạo ra từ khóa đã bị xâm nhập.
Qua đó, kẻ tấn công có thể mạo danh hoặc giành quyền truy cập vào bất kỳ máy chủ nào mà nạn nhân đang sử dụng khóa đó để xác thực, kể cả khi lỗ hổng đã được vá.
Tuy nhiên, lỗ hổng này không tiết lộ chữ ký thông qua việc nghe trộm mạng passively vì điều kiện cần là kẻ tấn công cần kiểm soát hoạt động của một máy chủ hoặc truy cập vào dữ liệu đã được ký. Cùng với đó, kích thước khóa ECDSA có một số lệch nhỏ nhưng khó có thể khai thác lỗ hổng trên thực tế.
Người dùng sử dụng các phiên bản PuTTY từ 0.68 đến 0.80 hoặc các sản phẩm liên quan như Filezilla để xác thực bằng khóa ECDSA NIST P-521 đều dễ bị tấn công bởi lỗ hổng này.
Các công cụ khác cũng bị ảnh hưởng gồm: FileZilla (Phiên bản 3.24.1 – 3.66.5); WinSCP (Phiên bản 5.9.5 – 6.3.2); TortoiseGit (Phiên bản 2.4.0.2 – 2.15.0); TortoiseSVN (Phiên bản 1.10.0 – 1.14.6).
Để tránh rủi ro về an ninh mạng, người dùng cần cập nhật bản vá cho PuTTY lên phiên bản từ 0.81 trở lên, FileZilla phiên bản 3.67.0, WinSCP phiên bản 6.3.3, TortoiseGit phiên bản 2.15.0.1. Đối với TortoiseSVN, nếu không thể cập nhật, hãy chuyển sang sử dụng PuTTY Plink cho các kết nối SSH.
Cùng với đó, người dùng cần kiểm tra xem có sử dụng ECDSA NIST P-521 hay không. Trong PuTTYgen, cách nhận biết các khóa này là dấu vân tay bắt đầu bằng chuỗi "ecdsa-sha2-nistp521". Đồng thời, thu hồi khóa đã bị xâm nhập khỏi tất cả các tệp ủy quyền trên máy chủ và bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào, chẳng hạn như GitHub. Tạo các cặp khóa mới, lý tưởng nhất là sử dụng Ed25519 để thay thế các cặp khóa đã bị xâm nhập.
M.H
08:00 | 11/01/2024
14:00 | 23/02/2024
13:00 | 18/09/2023
13:00 | 30/09/2024
Cơ quan Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA) đã thêm 5 lỗ hổng vào danh mục Các lỗ hổng đã biết bị khai thác (KEV), trong đó có lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE) ảnh hưởng đến Apache HugeGraph-Server.
07:00 | 16/09/2024
Trước những cáo buộc liên quan đến việc hỗ trợ tội phạm tình dục bằng công nghệ deepfake, ứng dụng nhắn tin Telegram đang bị nhà chức trách Hàn Quốc tiến hành điều tra sơ bộ để làm rõ trách nhiệm.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
08:00 | 12/07/2024
Mới đây, công ty bảo mật Symantec đã đưa ra cảnh báo về một cuộc tấn công mới, lừa người dùng đến các trang web giả mạo và yêu cầu cung cấp thông tin Apple ID. Những thông tin xác thực này cho phép tin tặc kiểm soát các thiết bị, truy cập thông tin cá nhân và tài chính.
Công ty nghiên cứu bảo mật ESET mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc tin tặc tấn công một đối tác của họ tại Israel để mạo danh thương hiệu này nhằm phát tán mã độc.
09:00 | 29/10/2024