Lỗ hổng có định danh CVE-2021-24084 (điểm CVSS: 5.5), đây là lỗ hổng tiết lộ thông tin trong thành phần Quản lý thiết bị di động của Windows. Qua đó, có thể cho phép kẻ tấn công truy cập trái phép hệ thống tệp và đọc các tệp tùy ý.
Nhà nghiên cứu bảo mật Abdelhamid Naceri đã phát hiện và báo cáo lỗ hổng này vào tháng 10/2020. Microsoft khắc phục lỗ hổng này trong bản vá tháng 2/2021.
Tuy nhiên, theo quan sát của Naceri, bản vá của Microsoft đã không hiệu quả khiến cho lỗ hổng vẫn có thể bị khai thác để giành đặc quyền của quản trị viên và chạy mã độc trên các máy Windows 10.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ có thể được triển khai trong những trường hợp cụ thể. Đó là khi tính năng bảo vệ hệ thống được bật trên C:\ Drivers và ít nhất một tài khoản quản trị viên cục bộ được thiết lập trên máy tính.
Các phiên bản Windows 10 (32bit và 64bit) có thể bị ảnh hưởng bao gồm: v21H1, v20H2, v2004, v1909, v1903, v1809.
CVE-2021-24084 là lỗ hổng Windows zero-day thứ 3 xuất hiện trở lại do hậu quả của một bản vá chưa hoàn chỉnh của Microsoft phát hành.
Cách đây không lâu, Naceri cũng đã tiết lộ chi tiết về một khác trong dịch vụ Microsoft Windows Installer định danh CVE-2021-41379. Nếu khai thác thành công có thể đạt được các đặc quyền nâng cao trên các thiết bị chạy phiên bản Windows mới nhất, bao gồm Windows 10, Windows 11 và Windows Server 2022.
Phương Thanh (Theo The Hacker News)
16:00 | 03/12/2021
09:00 | 31/01/2022
15:00 | 29/12/2021
14:00 | 29/11/2021
17:00 | 26/11/2021
09:00 | 16/10/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) đã phân tích một biến thể mới của Copybara, một họ phần mềm độc hại Android xuất hiện vào tháng 11/2021. Copybara là một Trojan chủ yếu lây nhiễm thông qua các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói (vishing), trong đó nạn nhân nhận được hướng dẫn qua điện thoại để cài đặt phần mềm độc hại Android. Bài viết sẽ phân tích về biến thể mới của Copybara dựa trên báo cáo của Zscaler.
14:00 | 09/09/2024
Những kẻ tấn công chưa rõ danh tính đã triển khai một backdoor mới có tên Msupedge trên hệ thống Windows của một trường đại học ở Đài Loan, bằng cách khai thác lỗ hổng thực thi mã từ xa PHP (có mã định danh là CVE-2024-4577).
13:00 | 27/08/2024
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo, giả mạo giao diện hòm thư điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
13:00 | 21/08/2024
Mặc dù đã có những biện pháp kiểm duyệt từ Google, tuy nhiên kho ứng dụng Play Store dành cho nền tảng Android vẫn thường xuyên ghi nhận xuất hiện các phần mềm có chứa mã độc.
Tại Hội nghị thượng đỉnh phân tích bảo mật 2024, nhóm nghiên cứu và phân tích toàn cầu của Kaspersky (GReAT) tiết lộ, các vụ tấn công do mã độc Grandoreiro gây ra nhắm tới hơn 1.700 ngân hàng, chiếm 5% tổng số vụ tấn công bằng trojan vào các ngân hàng trong năm nay.
10:00 | 04/11/2024