Cụ thể, nhà nghiên cứu bảo mật Amit Serper của Guardicore (Mỹ) đã phát hiện ra một nghiêm trọng trong tính năng Autodiscover của Microsoft (giao thức cho phép cấu hình tự động tài khoản email chỉ cần địa chỉ và mật khẩu). Lỗ hổng này cho phép các hacker mua tên miền có tên "autodiscover" (ví dụ: autodiscover.com hoặc autodiscover.co.uk) có thể chặn bắt các thông tin đăng nhập emal dưới dạng bản rõ của người dùng khi quản trị viên của họ cấu hình sai.
Điểm yếu mà chuyên gia của Guardicore phát hiện có liên quan đến việc triển khai cụ thể Autodiscover dựa trên XML POX (hay còn gọi là "XML cũ"), qua đó các ứng dụng trao đổi các tài liệu XML dạng thô bằng các giao thức truyền tiêu chuẩn như HTTP, SMTP, FTP hoặc bằng cách sử dụng các giao thức độc quyền.
Sau khi thêm tài khoản Microsoft Exchange mới vào Outlook thông qua tính năng thiết lập tài khoản tự động, một lời nhắc sẽ xuất hiện và yêu cầu người dùng nhập vào tên đăng nhập và mật khẩu. Khi người dùng thực hiện, Outlook sẽ sử dụng tính năng Autodiscover để tự động cấu hình email. Tính năng này tìm kiếm các thông tin cấu hình trong nội dung XML trên các địa chỉ sau (qua cả HTTP và HTTPS):
• http(s)://autodiscover.example.contoso.com/Autodiscover/Autodiscover.xml
• http(s)://example.contoso.com/Autodiscover/Autodiscover.xml
Khi không thể tìm thấy thông tin cấu hình cần thiết, Outlook sử dụng một cơ chế dự phòng tìm kiếm thông tin ở tên miền cấp cao hơn. Chính thiết kế này là nguyên nhân gây ra lỗ hổng ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người dùng. Trong trường hợp này, bước tiếp theo của Autodiscover sẽ là tìm kiếm /Autodiscover/Autodiscover.xml trên chính contoso.com, cũng như autodiscover.contoso.com. Nếu điều này không thành công, Autodiscover sẽ thử một lần nữa bằng cách gửi thông tin đăng nhập đến autodiscover.com.
Điều này sẽ không phải là vấn đề nếu như Microsoft sở hữu autodiscover.com, nhưng qua kiểm tra thì không phải như vây. Tên miền đó ban đầu được đăng ký vào năm 2002 và hiện thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc tổ chức không xác định sử dụng lá chắn bảo mật WHOIS của GoDaddy.
Luồng kiểm tra của tính năng Autodiscover
Báo cáo từ Guardicore
Guardicore đã mua một số miền để chứng minh cho lỗ hổng của tính năng Autodiscover từ ngày 16/4 đến ngày 25/8/2021:
• autodiscover.com.br
• autodiscover.com.cn
• autodiscover.com.co
• autodiscover.es
• autodiscover.fr
• autodiscover.in
• autodiscover.it
• autodiscover.sg
• autodiscover.uk
• autodiscover.xyz
• autodiscover.online
Trong 4 tháng, Guardicore đã thu thập được 96.671 địa chỉ email và (đã loại bỏ dữ liệu trùng) ở dạng bản rõ. Những thông tin xác thực này đến từ nhiều tổ chức như các sàn giao dịch, nhà sản xuất, ngân hàng, công ty điện lực,....
Người dùng bị ảnh hưởng sẽ không thể phát hiện ra vì tên miền được mua, ví dụ như autodiscover.xyz đã được cài đặt với một chứng chỉ hợp lệ nên Outlook sẽ không có bất kỳ cảnh báo nào.
Điều tồi tệ ở đây là khi Outlook cung cấp thông tin đăng nhập ở định dạng an toàn hơn như NTLM thì các hacker có thể yêu cầu ứng dụng cung cấp mật khẩu bản rõ bằng cách trả về một mã HTTP 401. Khi đó, Outlook sẽ tự động gửi lại tài khoản và mật khẩu dưới dạng Base64 mà hacker có thể dễ dàng giải mã.
Lời khuyên từ chuyên gia
Hiện chưa có bất kỳ bản vá nào cho lỗ hổng này do Guardicore đã công khai lỗ hổng trước khi báo cáo cho Microsoft. Các nhà cung cấp DNS lớn như Google, Cloudflare,... đã có chính sách để bảo vệ cho người dùng Internet bằng cách thu hồi các tên miền có thể sử dụng để khai thác lỗ hổng này.
Các tổ chức có thể tạm thời ngăn chặn lỗ hổng này bằng cách cấu hình máy chủ DNS để từ chối các tên miền bắt đầu với Autodiscover. Khi đó thì tính năng Autodiscover sẽ báo lỗi và ngừng thực hiện việc cố gắng truy vấn ở tên miền cấp cao hơn. Nhưng cần chú ý tránh chuyển hướng tên miền này về địa chỉ 127.0.0.1 vì bất kỳ ai có quyền truy cập vào máy tính của người dùng có thể tận dụng để đánh cắp mật khẩu của chính người dùng đó.
Đăng Thứ
10:00 | 27/08/2021
11:00 | 07/05/2021
09:00 | 15/10/2021
11:00 | 14/04/2021
09:00 | 13/10/2021
09:00 | 16/10/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) đã phân tích một biến thể mới của Copybara, một họ phần mềm độc hại Android xuất hiện vào tháng 11/2021. Copybara là một Trojan chủ yếu lây nhiễm thông qua các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói (vishing), trong đó nạn nhân nhận được hướng dẫn qua điện thoại để cài đặt phần mềm độc hại Android. Bài viết sẽ phân tích về biến thể mới của Copybara dựa trên báo cáo của Zscaler.
10:00 | 16/08/2024
Vào tháng 5/2024, các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một mối đe dọa APT mới nhắm vào các thực thể Chính phủ Nga. Được gọi là CloudSorcerer, đây là một công cụ gián điệp mạng tinh vi được sử dụng để theo dõi lén lút, thu thập dữ liệu và đánh cắp thông tin thông qua cơ sở hạ tầng đám mây Microsoft Graph, Yandex Cloud và Dropbox. Phần mềm độc hại này tận dụng các tài nguyên đám mây và GitHub làm máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2), truy cập chúng thông qua API bằng mã thông báo xác thực. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích và giải mã về công cụ gián điệp mạng này, dựa trên báo cáo mới đây của Kaspersky.
13:00 | 01/08/2024
Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung 2 lỗ hổng bảo mật vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV), dựa trên bằng chứng về việc khai thác tích cực trong thực tế.
14:00 | 29/07/2024
Công ty cung cấp dịch vụ Communication APIs Twilio (Mỹ) đã xác nhận rằng một API không bảo mật đã cho phép các tác nhân đe dọa xác minh số điện thoại của hàng triệu người dùng xác thực đa yếu tố Authy, khiến họ có khả năng bị tấn công lừa đảo qua tin nhắn SMS và tấn công hoán đổi SIM.
Kho lưu trữ Internet Archive, nơi lưu giữ lịch sử toàn bộ Internet, xác nhận họ đã bị tấn công, làm lộ dữ liệu của 31 triệu người dùng. Ngay cả những tổ chức uy tín nhất cũng không miễn nhiễm với các cuộc tấn công mạng tinh vi.
10:00 | 27/10/2024