Các ứng dụng OTT (Over-the-top) đã khá quen thuộc với người dùng Việt Nam do đã được cài sẵn hoặc được tải về từ cửa hàng ứng dụng. Đây là các ứng dụng giúp truyền, chia sẻ dữ liệu (âm thanh, hình ảnh, nội dung video,…) trên Internet bởi một bên thứ 3 không thuộc nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào.
Người dùng phổ thông tại Việt Nam thường biết đến OTT nhiều nhất qua các ứng dụng cho phép nhắn tin, thực hiện cuộc gọi miễn phí trên Internet như Zalo, Facebook Messenger, Viber, LINE, Skype.… Với quyền truy cập danh bạ, bộ nhớ của thiết bị, các ứng dụng này cho phép người dùng nhận diện được người quen, bạn bè dùng chung ứng dụng để kết nối với nhau, giúp giảm chi phí liên lạc. Bên cạnh đó, các ứng dụng OTT còn cho phép đồng bộ điện thoại, máy tính bảng, PC, laptop, TV,… nên người dùng có thể dễ dàng gửi, nhận tin nhắn mọi lúc mọi nơi một cách rất thuận tiện. Chính vì thế, ứng dụng OTT thu hút số lượng lớn người dùng cá nhân.
Hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng phổ biến hiện tượng thường xuyên gửi tệp tin qua các ứng dụng OTT. Kể cả trong một số đơn vị hành chính cấp phường tại Hà Nội, việc truyền đạt thông tin/mệnh lệnh hành chính, gửi văn bản, hình ảnh hoạt động,… vẫn được thực hiện qua ứng dụng OTT phổ biến là Zalo và Facebook Messenger. Trong khi đó, với giới văn phòng và doanh nghiệp, Skype vẫn là ứng dụng được sử dụng nhiều cho việc gửi file, thực hiện cuộc gọi trên Internet.
Tại Việt Nam, Zalo và Facebook là 2 ứng dụng OTT đang được nhiều người sử dụng nhất. Cụ thể, Zalo hiện có khoảng hơn 60 triệu người dùng, Facebook có hơn 30 triệu người dùng; tiếp đó là Viber với khoảng 23 triệu người dùng. Trong đó, đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất là giới trẻ từ 18 – 25 tuổi. Cũng theo bảng xếp hạng này, Skype đứng thứ tư với khoảng 4 triệu người dùng, nhưng chủ yếu dành cho giới văn phòng và doanh nhân trong độ tuổi từ 30 – 39.
Thực tế cho thấy, các ứng dụng OTT là ứng dụng miễn phí nên vẫn tồn tại một số vấn đề. Cụ thể, theo khảo sát người dùng không hài lòng về các yếu tố như: kết nối không ổn định, độ bảo mật và riêng tư kém, nhiều quảng cáo chưa/không phù hợp với người dùng. Tuy nhiên, để giữ liên lạc với cộng đồng, hoặc cho rằng đây là sự tất yếu của việc miễn phí, nên nhiều người sẵn sàng chấp nhận sử dụng.
Khi được hỏi, đa số người dùng đều cho rằng đây là những ứng dụng “chấp nhận được” hoặc tiện lợi dễ dùng, mà không ý thức được các nguy cơ tiềm ẩn. Cụ thể, đối với cá nhân, đó là vấn đề rò rỉ thông tin cá nhân (tiết lộ vị trí theo thời gian thực, thu thập thông tin hành vi người dùng cùng danh bạ, các liên hệ thường xuyên,…) hoặc bị lợi dụng để phát tán mã độc khi thiết bị bị lây nhiễm.
Nghiêm trọng hơn, đây chính là phương thức có thể rò rỉ thông tin của doanh nghiệp/tổ chức. Theo các chuyên gia bảo mật, từ những thông tin tưởng như vô hại, các tin tặc có thể phân loại, phân tích dữ liệu, mở rộng phạm vi thu thập với các mục đích không tốt. Thực tế cũng cho thấy, tại Việt Nam, hiện chưa có nhà cung cấp trong nước nào có ứng dụng OTT chính thức cho doanh nghiệp. Nếu muốn sử dụng các ứng dụng OTT, nhóm đối tượng người dùng này có rất ít lựa chọn như Slack hay Skype for business (phải trả phí)…. Do đó, người dùng nên cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân và thông tin của doanh nghiệp/tổ chức qua các ứng dụng OTT.
Theo Ictnews
09:00 | 27/12/2023
14:00 | 16/06/2022
10:00 | 02/10/2024
Công ty Ivanti (Hoa Kỳ) tiết lộ một lỗ hổng bảo mật mới được vá trong Thiết bị dịch vụ đám mây (Cloud Service Appliance - CSA) của công ty đã bị tin tặc khai thác tích cực trong thực tế.
13:00 | 21/08/2024
Mặc dù đã có những biện pháp kiểm duyệt từ Google, tuy nhiên kho ứng dụng Play Store dành cho nền tảng Android vẫn thường xuyên ghi nhận xuất hiện các phần mềm có chứa mã độc.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
13:00 | 06/08/2024
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lỗ hổng nghiêm trọng mới trong Hệ thống phân giải tên miền (DNS) cho phép thực hiện một cuộc tấn công có tên là TuDoor. Cuộc tấn công này có thể được sử dụng nhằm vào bộ đệm DNS, khởi tạo các điều kiện để tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và làm cạn kiệt tài nguyên, điều đó khiến nó trở thành mối đe dọa mới.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024