Ứng dụng Facebook Messenger Trẻ em được biết đến với tên gọi Messenger Kids cho phép trẻ em từ 6-12 tuổi gửi tin nhắn, trò chuyện video với các thành viên trong gia đình và bạn bè dưới sự phê duyệt của bố mẹ.
"Lỗi kỹ thuật" này được mô tả như sau, ví dụ một cô bé có thể tham gia các cuộc trò chuyện nhóm nếu được mời từ một người bạn đã được cha mẹ của cô bé cho phép. Tuy nhiên, do lỗi ứng dụng nên cô bé vẫn có thể thấy các cuộc trò chuyện của nhóm này, trong đó bao gồm cả những người dùng chưa được cha mẹ cô bé cho phép.
Phát ngôn viên của Facebook cho biết, công ty đã thông báo cho phụ huynh của các tài khoản Messenger Kids bị ảnh hưởng về lỗi kỹ thuật này, đồng thời tắt các cuộc trò chuyện do lỗi. Ngoài ra, Facebook cũng cung cấp cho phụ huynh các tài liệu bổ sung về an toàn trên Messenger Kids nói riêng và trên trực tuyến nói chung.
Mạng xã hội Facebook không thông tin về việc đã phát hiện ra lỗi kỹ thuật này như thế nào. Tuy nhiên, Tạp chí công nghệ The Verge đã thông báo về lỗ hổng này, nhưng không xác định được thời gian tồn tại của lỗ hổng. Hiện nay, Facebook đã tiến hành khắc phục và thực hiện theo dõi ứng dụng để tìm hiểu nguyên nhân.
Tháng 12/2017, ứng dụng Messenger Kids đã được ra mắt sau một loạt các tranh cãi. Các nhóm vận động trẻ em đã nhiều lần kêu gọi Facebook ngừng hoạt động ứng dụng này vì cho rằng nó vi phạm luật Liên bang nhằm bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến của trẻ em.
Facebook không chia sẻ có bao nhiêu người đã sử dụng ứng dụng Messenger Kids. Vào tháng 12/2018, công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower (Mỹ) ước tính ứng dụng này đã được cài đặt bởi 2,8 triệu người dùng trên App Store và Google Play ở các quốc gia: Mỹ, Canada, Mexico, Thái Lan và Peru.
Toàn Thắng
Theo CNET
08:00 | 17/07/2019
14:00 | 12/08/2019
08:00 | 01/10/2019
15:00 | 28/11/2019
10:00 | 15/08/2021
09:00 | 01/04/2021
11:00 | 05/09/2019
11:00 | 27/06/2019
14:00 | 30/03/2021
14:00 | 03/07/2019
09:00 | 16/10/2024
Các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Zscaler (Mỹ) đã phân tích một biến thể mới của Copybara, một họ phần mềm độc hại Android xuất hiện vào tháng 11/2021. Copybara là một Trojan chủ yếu lây nhiễm thông qua các cuộc tấn công lừa đảo bằng giọng nói (vishing), trong đó nạn nhân nhận được hướng dẫn qua điện thoại để cài đặt phần mềm độc hại Android. Bài viết sẽ phân tích về biến thể mới của Copybara dựa trên báo cáo của Zscaler.
13:00 | 13/08/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Cleafy Labs (Italy) phát hiện ra một phần mềm độc hại Android mang tên BingoMod nguy hiểm, có thể đánh cắp tiền và xóa sạch dữ liệu của người dùng.
14:00 | 05/08/2024
Các chuyên gia bảo mật vừa phát hiện chiến dịch độc hại nhằm vào thiết bị Android toàn cầu, sử dụng hàng nghìn bot Telegram để lây nhiễm mã độc đánh cắp mã OTP của người dùng tại 113 quốc gia.
14:00 | 30/07/2024
Một nhóm tin tặc có liên quan đến Trung Quốc có tên là APT17 đã được phát hiện nhắm mục tiêu vào các công ty và tổ chức của Chính phủ Ý bằng cách sử dụng một biến thể của phần mềm độc hại đã biết có tên là 9002 RAT.
Các cơ quan chính phủ tại Mỹ, Úc và Canada đưa ra cảnh báo các tác nhân đe dọa được nhà nước Iran bảo trợ sử dụng kỹ thuật tấn công Brute Force và nhiều phương thức khác để triển khai các chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các tổ chức cơ sở hạ tầng quan trọng.
10:00 | 25/10/2024