Khi người dùng truy cập vào Youtube đều nhận được các thông báo lỗi như 500 Internal Server Error (sự cố kết nối máy chủ nội bộ) hay Invalid Response Received (không nhận được tín hiệu phản hồi) hoặc chỉ hiện màn hình trắng.
Tình trạng này xảy ra trên tất cả các nền tảng bao gồm di động, web và TV. Mặc dù Youtube gặp sự cố nhưng các dịch vụ khác của Google (Gmail, Driver,...) đều hoạt động bình thường.
Chuyên trang báo cáo sự cố cho các dịch vụ trực tuyến Downdetector đã ghi nhận hơn 2.200 lượt báo cáo không thể truy cập được vào Youtube, trong đó có 45% không thể xem video, 37% không thể truy cập và 17% gặp vấn đề liên quan đến đăng nhập.
Nhiều người dùng đã đăng lên các mạng xã hội khác như Facebook và Twitter các thông báo về tình hình hoạt động của Youtube tại nơi mình đang sinh sống.
Trên trang Twitter chính thức, đại diện Google cho biết, đã nhận được thông tin và đang tìm cách giải quyết vấn đề. Thông báo viết: “Cảm ơn báo cáo của bạn về các vấn đề của YouTube, YouTube TV và YouTube Music. Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này và sẽ có thông báo khi đã khắc phục sự cố. Chúng tôi xin lỗi vì đã để sự cố này xảy ra”.
Đến 10 giờ sáng, YouTube đã truy cập được trở lại nhưng Google chưa thông báo nguyên nhân sự cố.
ĐT
Theo NDĐT
10:00 | 16/10/2018
09:00 | 28/10/2019
08:00 | 06/07/2020
14:00 | 28/08/2018
07:00 | 09/07/2018
16:00 | 31/08/2024
Theo Entropia Intel, từ ngày 26/8, loạt trang web liên quan đến chính phủ Pháp đã ngừng hoạt động do bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Sự việc diễn ra sau khi Pháp bắt CEO Telegram Pavel Durov hôm 24/8.
14:00 | 22/08/2024
Các máy chủ của Microchip Technology, nhà cung ứng chip quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã bị tấn công, buộc công ty này phải tạm ngừng một số hệ thống và giảm quy mô hoạt động.
10:00 | 16/08/2024
Vào tháng 5/2024, các nhà nghiên cứu của hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một mối đe dọa APT mới nhắm vào các thực thể Chính phủ Nga. Được gọi là CloudSorcerer, đây là một công cụ gián điệp mạng tinh vi được sử dụng để theo dõi lén lút, thu thập dữ liệu và đánh cắp thông tin thông qua cơ sở hạ tầng đám mây Microsoft Graph, Yandex Cloud và Dropbox. Phần mềm độc hại này tận dụng các tài nguyên đám mây và GitHub làm máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2), truy cập chúng thông qua API bằng mã thông báo xác thực. Bài viết này sẽ tiến hành phân tích và giải mã về công cụ gián điệp mạng này, dựa trên báo cáo mới đây của Kaspersky.
16:00 | 26/07/2024
Nhóm APT có tên là CloudSorcerer đã được phát hiện đang nhắm mục tiêu vào chính phủ Nga bằng cách tận dụng các dịch vụ đám mây để giám sát và kiểm soát (command-and-control, C2) và lọc dữ liệu.
Trong tháng 9/2024, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) đã ghi nhận 125.338 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
14:00 | 24/10/2024