Giới thiệu chung
Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 là cung cấp các khái niệm cơ bản liên quan đến chủ đề về năng lực của các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện đánh giá về bảo mật của sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) và kiểm tra sự phù hợp. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 cung cấp khung và các yêu cầu chuyên biệt xác định năng lực tối thiểu của các cá nhân thực hiện đánh giá bảo mật sản phẩm CNTT và kiểm tra sự phù hợp bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn đã được thiết lập.
ISO/IEC 19896 bao gồm các nội dung sau:
Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến chủ đề năng lực của đánh giá viên và thử nghiệm viên bảo mật sản phẩm CNTT;
Các khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực trong đánh giá bảo mật sản phẩm CNTT và kiểm tra sự phù hợp;
Yêu cầu năng lực tối thiểu đối với đánh giá viên và thử nghiệm viên bảo mật sản phẩm CNTT để thực hiện kiểm tra / đánh giá sản phẩm CNTT.
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 quan tâm đến:
Chuyên gia đánh giá an toàn thông tin và kiểm tra sự phù hợp;
Cơ quan phê duyệt đánh giá an toàn thông tin và kiểm tra sự phù hợp;
Phòng thí nghiệm đánh giá và kiểm tra sự phù hợp an toàn thông tin.
Các nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp công nghệ có sản phẩm CNTT có thể là đối tượng của các cuộc đánh giá đảm bảo an toàn thông tin hoặc kiểm tra sự phù hợp;
Các tổ chức cấp chứng chỉ hoặc thừa nhận.
Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 được tổ chức thành các phần để đề cập đến năng lực của các chuyên gia đánh giá và thử nghiệm trình bày ở phần sau.
Trong tài liệu này, phần giới thiệu và các khái niệm, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các định nghĩa, khái niệm cơ bản và mô tả chung về khung được sử dụng để truyền đạt các yêu cầu năng lực cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tài liệu này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết để sử dụng làm khung được trình bày trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 một cách thích hợp.
Nội dung tóm tắt tiêu chuẩn ISO / IEC 19896-1
Nội dung ISO/IEC 19896-1:2018 là phần giới thiệu và các khái niệm, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các định nghĩa, khái niệm cơ bản và mô tả chung về khung được sử dụng để truyền đạt các yêu cầu năng lực cho một số lĩnh vực chuyên biệt. Tiêu chuẩn này này nhằm cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết để sử dụng khuôn khổ được trình bày trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 19896 một cách thích hợp.
Về tổng thể, phần này của ISO/IEC 19896-1:2018 sẽ hỗ trợ cho việc xác định các nhu cầu thực tế và phạm vi trong thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với đánh giá viên.
Nội dung chính của tiêu chuẩn:
Nội dung của tiêu chuẩn được bố cục thành 8 điều và 3 phụ lục, cụ thể như sau:
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Kiến thức
5. Kỹ năng
6. Kinh nghiệm
7. Giáo dục
8. Hiệu quả
Phụ lục A (Thông tin) Loại công nghệ: Kiến thức và Kỹ năng
Phụ lục B (Thông tin) Ví dụ về kiến thức cần thiết để đánh giá các lớp đảm bảo yêu cầu an toàn
Phụ lục C (Thông tin) Ví dụ về kiến thức cần thiết để đánh giá chức năng bảo mật các lớp yêu cầu
Kết luận
Bài viết đã giới thiệu tổng quan các nội dung chính của tiêu chuẩn ISO/IEC 19896-1:2018. Độc giả quan tâm có thể liên hệ với Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ để có bản đầy đủ.
TS. Hồ Văn Hương, Cục trưởng, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
16:00 | 21/07/2023
07:00 | 03/11/2023
09:00 | 19/07/2023
15:00 | 24/10/2023
10:00 | 29/07/2022
14:00 | 11/09/2024
Ngày nay, các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi hơn, các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng truyền thống đòi hỏi duy trì một lượng lớn dữ liệu về các dấu hiệu xâm nhập, các quy tắc và phải cập nhật thường xuyên khi có bất kỳ hình thức hoặc kỹ thuật tấn công mới nào xuất hiện. Tính tự động hóa trong việc này vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ trình bày một giải pháp sử dụng ưu điểm vượt trội của công nghệ học máy để dự đoán các truy cập bất thường cụ thể là các cuộc tấn công Dos/DDos, PortScan, Web Attack, Brute Force… từ đó đưa ra các cảnh báo kịp thời và chính xác.
07:00 | 29/06/2024
Trong thời kỳ đổi mới hội nhập của đất nước, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử và Chuyển đổi số là vô cùng thiết yếu. Các sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự không chỉ được sử dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà còn được dùng rộng rãi để bảo vệ thông tin trong Chính phủ điện tử và giao dịch điện tử.
17:00 | 22/12/2023
Bài viết giới thiệu tóm tắt nội dung tiêu chuẩn TCVN 11367-2:2016 đặc tả một số mật mã phi đối xứng, quy định các giao diện chức năng và các phương pháp đúng đắn sử dụng các mật mã phi đối xứng, cũng như chính xác hóa chức năng và định dạng bản mã cho một số mật mã phi đối xứng.
07:00 | 12/05/2022
Tại Hội thảo Nghiên cứu ứng dụng Mật mã và An toàn thông tin năm (CryptoIS 2022) do Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với Viện Khoa học - Công nghệ mật mã và Tạp chí An toàn thông tin (Ban Cơ yếu Chính phủ) tổ chức, GS. Phan Dương Hiệu đã trình bày bày tham luận với chủ đề "Hướng tới mật mã phi tập trung" thu hút đông đảo sự quan tâm của các khách mời.