Thiếu tướng Lê Xuân Trường, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại Hội thảo
Tham dự Hội thảo còn có ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT&TT; đại diện lãnh đạo một số cơ quan thuộc các Bộ, ngành, Ban Cơ yếu Chính phủ, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố phía Bắc; đại diện một số hiệp hội, công ty/doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (MMDS)…
Hội thảo nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật nhà nước về quản lý MMDS, giúp nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý MMDS, góp phần triển khai Chính phủ điện tử. Đây cũng là diễn đàn để cơ quan quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và người dùng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, phát triển, ứng dụng sản phẩm MMDS và là nơi giới thiệu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm MMDS phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng Chính phủ điện tử trở thành mục tiêu quan trọng, được xác định trong Nghị Quyết 17 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025: “Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân”. Trong đó, quản lý MMDS phục vụ Chính phủ điện tử là công tác quan trọng để Chính phủ điện tử được triển khai thông suốt, đồng bộ và an toàn.
Với chức năng là cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về cơ yếu với 04 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng MMDS.
Ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT&TT phát biểu tại Hội thảo
Thiếu tướng Lê Xuân Trường cho biết, trong thời gian qua, công tác quản lý MMDS đã đi vào khuôn khổ pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; việc ứng dụng sản phẩm mật mã để đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trên các hệ thống công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tính tới tháng 9/2019, Ban Cơ yếu Chính phủ đã cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm MMDS cho 95 doanh nghiệp, cấp trên 300 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm MMDS; bước đầu triển khai kiểm định, đánh giá sự phù hợp sản phẩm MMDS.
Ban Cơ yếu Chính phủ cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT, Tổng cục Hải quan và các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về MMDS; kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
“Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung của Luật An toàn thông tin về MMDS, đặc biệt là Nghị định số 58, Nghị định số 53; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong việc nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, triển khai sử dụng các sản phẩm, dịch vụ MMDS; tạo nền tảng vững chắc, trực tiếp bảo đảm an toàn, bảo mật cho các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam”, Thiếu tướng Lê Xuân Trường nhận định.
Phát biểu tại Hội thảo, Ông Phạm Hồng Hải mong muốn, sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ TT&TT với Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị liên quan trong thời gian tới cần được phát huy hơn nữa, không chỉ trong các nghiệp vụ quản lý, cấp phép sản phẩm dịch vụ MMDS, mà còn mở rộng thiết lập nền tảng hạ tầng an toàn, tin cậy triển khai Chính phủ điện tử của các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
Toàn cảnh Hội thảo
Trình bày trong Hội thảo là 09 tham luận đến từ một số cơ quan thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Sở TT&TT Đà Nẵng và các doanh nghiệp an toàn thông tin. Nội dung tập trung vào các vấn đề: Công tác quản lý MMDS và vai trò của MMDS trong đảm bảo an toàn bảo mật thông tin phục vụ Chính phủ điện tử; Triển khai Chính phủ điện tử và nhu cầu đảm bảo an toàn bảo mật thông tin thuộc hệ thống cơ quan nhà nước; Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký điện tử phục vụ cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước tại địa phương và một số giải pháp công nghệ, sản phẩm MMDS trong bảo đảm bí mật, an toàn thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
Bên lề Hội thảo là gian hàng giới thiệu các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin của các doanh nghiệp như FSI, MKgroup, Cisco, Dell, NTS, Savis... Đây là các giải pháp bảo mật có thể ứng dụng để đảm bảo an toàn thông tin cho Chính phủ điện tử, như quản lý thông tin, lưu trữ tập tin, ký số tập trung, giám sát hệ thống, ứng dụng trí tuệ nhân tạo...
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Thảo Uyên
12:39 | 19/03/2016
16:00 | 26/09/2019
15:00 | 05/10/2020
08:00 | 30/08/2019
11:00 | 09/10/2019
15:00 | 10/12/2019
14:00 | 06/02/2020
09:00 | 13/06/2019
08:00 | 10/02/2024
Một trong những mục tiêu của Chiến lược “Make in VietNam” do Thủ tướng Chính phủ ban hành là phát triển kinh tế số chiếm 20%GDP, với việc xác định các bước tiến đột phá mang tính hệ thống, nhấn mạnh vào chuyển đổi chủ quyền công nghệ, có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, tạo ra các sản phẩm công nghệ “Make in VietNam”. Trong xu thế đó, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng được Đảng và Nhà nước giao, với vai trò là Cơ quan mật mã quốc gia, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng thuật toán mã khối dân sự để thiết kế, chế tạo các sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số.
16:00 | 21/07/2023
Ngày 20/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn về mật mã dân sự năm 2023 và triển khai Nghị định số 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ.
14:00 | 14/07/2023
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự gặp phải một số hạn chế, bất cập. Ban Cơ yếu Chính phủ gửi văn bản đề nghị các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp ý kiến để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện nội dung vào dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 58/2016/NĐ-CP.
11:00 | 27/01/2023
Tháng 7/2020, Rainbow - một trong 3 thuật toán chữ ký số là ứng cử viên vào vòng 3 của quá trình tuyển chọn thuật toán hậu lượng tử của NIST. Tuy nhiên, vào tháng 2/2022, Ward Beullens đã phá được thuật toán này chỉ trong thời gian một dịp nghỉ cuối tuần trên một máy tinh xách tay. Vì thế, tháng 7/2022, trong danh sách các thuật toán chữ ký số hậu lượng tử sẽ được chuẩn hóa mà NIST công bố đã không có tên Rainbow.