Hội thảo “Lợi ích, thách thức khi tuân thủ và triển khai tiêu chuẩn PCI DSS” do VNISA và công ty Misoft tổ chức ngày 27/6/2012 (Hà Nội) đã giới thiệu về tầm quan trọng và khả năng ứng dụng của tiêu chuẩn PCI DSS nhằm hỗ trợ các tổ chức thanh toán thẻ bảo vệ dữ liệu của khách hàng, hạn chế các lỗ hổng bảo mật, rủi ro bị đánh cắp thông tin.
Trong thực tế, tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS được hình thành cách đây khoảng 6 năm, do các tổ chức cung cấp thẻ tín dụng quốc tế hàng đầu thế giới như Visa, MasterCard, American Express, JCB International, Discover xây dựng.
PCI DSS đang thu hút sự quan tâm của các ngân hàng, tổ chức thẻ cũng như các website có hoạt động thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, việc áp dụng, tuân thủ PCI DSS như thế nào thì hiện nay nhiều tổ chức, ngân hàng trong nước vẫn còn chưa nắm vững.
Đây là một tiêu chuẩn đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nếu các ngân hàng thành viên của các tổ chức cung ứng thẻ thanh toán quốc tế không đáp ứng được tiêu chuẩn PCI DSS, rất có thể họ sẽ không được thực hiện giao dịch thanh toán trên mạng, gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn áp dụng tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS phải sẵn sàng đáp ứng 12 yêu cầu dành cho hệ thống, liên quan đến chính sách an ninh thông tin, quy trình xử lý dữ liệu, cấu trúc mạng máy tính... các yêu cầu này nhằm đáp ứng những chuẩn mực về an ninh, đảm bảo an toàn cho dữ liệu thẻ trong suốt quá trình xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng hoặc các đơn vị có chức năng thanh toán trực tuyến .
00:00 | 24/02/2018
Ngày nay, hệ thống điều khiển công nghiệp phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn thông tin tương tự như đối với các hệ thống CNTT thông thường, nhưng với mức độ phức tạp và rủi ro lớn hơn nhiều. Những tấn công ngẫu nhiên vốn vô hại đối với hệ thống CNTT thông thường như máy tính bị nhiễm mã độc, mã hoá ngẫu nhiên… có thể mang đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống điều khiển công nghiệp.
03:52 | 24/06/2016
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu sử dụng các cơ chế mật mã để bảo vệ thông tin liên tục gia tăng. Tính an toàn và tin cậy của các cơ chế như vậy phụ thuộc trực tiếp vào các môđun mật mã, trong đó các cơ chế này được thực thi. Trước yêu cầu này, Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN 11295:2016 ISO/IEC 19790:2012 “Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Yêu cầu an toàn cho môđun mật mã” đã được công bố theo đề nghị của Ban Cơ yếu Chính phủ. Tiêu chuẩn này đã bước đầu đáp ứng cho công tác tiêu chuẩn, kiểm định, đánh giá trong lĩnh vực mật mã. Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số vấn đề liên quan đến việc triển khai tiêu chuẩn mới này.
06:00 | 07/10/2008
Năm 2005, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) và Ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) đã ban hành tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 về Hệ thống quản lý an ninh thông tin. Tiêu chuẩn này được thực hiện trên nguyên tắc tiếp cận rủi ro trong hoạt động để thiết lập, áp dụng, thực hiện, theo dõi, xem xét, duy trì và cải tiến đảm bảo an ninh thông tin của cơ quan/tổ chức.
05:00 | 06/07/2008
Trong nhiều trường hợp, người ta lại cần bằng chứng để chứng minh rằng một tài liệu được kiến tạo sau một thời điểm nào đó hoặc trong một khoảng thời gian xác định. Bằng chứng gắn liền với mốc thời gian đó có thể được gọi là “tem thời gian”.