Tác giả chuyên viết về công nghệ của nhiều tờ báo lớn như Wall Street Journal, The Washington Post,… có tên Geoffrey A. Fowler đã cho rằng, Google Chrome đã lạm dụng dữ liệu người dùng và hợp tác với những bên thứ ba để theo dõi hành vi người dùng. Ông đã gọi trình duyệt này là “phần mềm gián điệp”. Đây không hẳn là điều mới mẻ đối với những người làm trong lĩnh vực công nghệ, bởi Google và Facebook đã bị điều tiếng nhiều năm qua về việc không ngừng thu thập dữ liệu người dùng để phục vụ quảng cáo. Tuy nhiên, đây là lần đầu Google Chrome bị gọi là phần mềm gián điệp trên một trong những trang báo uy tín nhất tại Mỹ.
Phương thức Google Chrome theo dõi người dùng
Google Chrome cho phép hầu hết mọi trang web có thể yêu cầu sử dụng cookie của người dùng, với hộp thoại ở góc trên bên phải mà đa số người dùng sẽ nhấn “đồng ý”. Geoffrey cho biết, trong một tuần sử dụng Chrome, trình duyệt này đã hiển thị hơn 11.000 yêu cầu sử dụng cookie từ các trang web. Trong khi đó, số yêu cầu này tự động bị chặn trên trình duyệt Firefox. Đây cũng là trình duyệt mà Geoffrey khuyên dùng khi nhận ra Google Chrome không còn an toàn nữa.
Cookie giúp cho người dùng tương tác tốt hơn với trang web, nhưng cũng cung cấp cho bên thứ ba quyền phân tích và hiểu người dùng. Hiện nay, hơn 92% các trang web có yêu cầu quyền sử dụng cookie. Theo Geoffrey, những dữ liệu cookie này chính là cơ sở để Google cũng như nhiều công ty dữ liệu khác xây dựng một hồ sơ hoàn chỉnh về người dùng, dự đoán đầy đủ sở thích, thu nhập hay thậm chí là tính cách của họ.
Trong trình duyệt Chrome, phía góc trên bên phải của màn hình là một ô tròn nhỏ biểu thị tài khoản đăng nhập Chrome của người dùng. Geoffrey khuyến cáo người dùng không nên đăng nhập vào Chrome vì sẽ khiến Google theo dõi được toàn bộ hoạt động của người dùng trên trình duyệt này. Tuy nhiên, hiện tại thì người dùng thậm chí còn không cần đăng nhập vào Chrome, mà Google sẽ tự động cho đăng nhập vào trình duyệt khi đăng nhập vào Gmail.
Ông cũng cho biết, Chrome còn theo dõi người dùng tốt hơn trên điện thoại. Khi sử dụng Android, mỗi khi thực hiện tìm kiếm trên Chrome, điện thoại sẽ gửi vị trí chính xác của người dùng cho Google. Ngay cả khi không sử dụng trình duyệt, Chrome trên Android cũng gửi tọa độ tương đối về cho Google.
Trong khi Firefox là một trình duyệt độc lập, thì Google Chrome là sản phẩm của công ty quảng cáo lớn nhất thế giới. Chrome cho phép các trang web thu thập cookie để hiểu hành vi người dùng, sau đó hiển thị quảng cáo thích hợp lên những trang web này. Đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa Google, các bên thứ ba và người dùng mà người dùng là bên bị khai thác.
Thay thế Google Chrome bằng các trình duyệt khác
Geoffrey phản đối việc theo dõi người dùng dù chỉ là dữ liệu duyệt web trên trình duyệt. Trong khi Google cho biết sẽ cân nhắc lại việc cấp quyền cookie cho các trang web, thì Firefox tuyên bố thẳng thắn rằng, an toàn không phải một “tùy chọn” mà là điều hiển nhiên.
Để tránh tình trạng thu thập cookie và bị bên thứ ba lạm dụng những dữ liệu này, người dùng có thể sử dụng trình duyệt ẩn danh của Chrome hoặc đơn giản hơn là thay thế bằng các trình duyệt khác. Hiện này, có nhiều trình duyệt mặc định chặn quyền sử dụng cookie của trang web như Firefox hay Safari.
Tuy nhiên, các trình duyệt chủ yếu vẫn phải thu lợi nhuận từ tiền quảng cáo. Do đó, để có thể cạnh tranh với hành vi theo dõi người dùng để quảng cáo của Google Chrome, các trình duyệt còn lại phải có nguồn thu khác. Ngoài việc trình duyệt Safari được phát triển cùng với các sản phẩm khác của Apple, trình duyệt Firefox dự định cũng sẽ thu phí cho các chức năng bảo đảm an toàn bổ sung.
Vì là một tổ chức phi lợi nhuận nên nguồn thu chủ yếu của Firefox vẫn là tiền quảng cáo từ Google. Tuy nhiên, việc mặc định chặn quyền truy cập cookie khiến các quảng cáo hiển thị kém hiệu quả hơn, người dùng ít nhấp chuột vào hơn và tiền quảng cáo cũng sẽ nhận được ít hơn. Do đó, dù là trình duyệt phổ biến thứ hai trên máy tính với 10% thị phần, thì Firefox vẫn đang chưa đuổi theo được Google Chrome.
Hiện nay, việc lựa chọn trình duyệt không còn dựa vào tiêu chí nhanh và tiện lợi nữa, mà người dùng đang bắt đầu chú ý hơn đến các vấn đề đảm bảo an toàn, bảo mật.
T.U
08:00 | 11/12/2018
14:00 | 21/11/2019
09:00 | 05/05/2020
08:00 | 17/07/2019
09:00 | 27/07/2018
07:00 | 06/07/2018
08:00 | 17/07/2019
16:00 | 26/12/2019
13:00 | 27/08/2024
Nhà sáng lập kiêm CEO của Telegram - Pavel Durov đã bị cảnh sát Pháp bắt giữ. Vụ việc có liên quan đến cáo buộc thiếu kiểm soát hoạt động tội phạm trên ứng dụng này.
11:00 | 15/08/2024
Công nghệ Blockchain hiện nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng trên toàn thế giới. Chính vì vậy, Tạp chí An toàn thông tin phỏng vấn ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam để cùng nghe ông chia sẻ cũng như nhận định về tình hình phát triển của công nghệ Blockchain trong thời gian tới.
14:00 | 29/07/2024
Ra mắt vào tháng 3/2024, Hamster Kombat là một trò chơi di động trên Android yêu cầu người chơi tham gia kênh Telegram, quét mã QR và chơi trên ứng dụng web.
09:00 | 19/07/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã ban hành văn bản công bố danh sách các nền tảng số quốc gia do các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc để phục vụ công tác khai thác, tránh trùng lặp. Trong đó có nền tảng số quốc gia Hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ - Bộ Quốc phòng đang triển khai thực hiện Quản lý thuê bao và yêu cầu chứng thực; Phục vụ kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số trực tuyến; Cấp dấu thời gian phục vụ ký số, xác thực; Hạ tầng phục vụ ký số trên thiết bị di động (SIM-PKI); Hạ tầng phục vụ ký số tập trung.
Báo cáo của Kaspersky về Bối cảnh an ninh mạng cho các hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) trong quý 2 năm 2024 cho thấy các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền tăng 20% so với quý trước. Báo cáo nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới, trong đó mã độc tống tiền (ransomware) và phần mềm gián điệp gây ra những rủi ro đáng kể nhất.
13:00 | 25/10/2024