Tới dự có đồng chí Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Thiếu tướng Trần Nguyên Bình, Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, Thiếu tướng Nguyễn Thế Quyết, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Công an và nhiều cán bộ lãnh đạo của các cơ quan thuộc các Bộ, ngành, lãnh đạo doanh nghiệp, giám đốc CNTT, giám đốc An ninh thông tin và các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (với khoảng 350 khách mời).
Với chủ đề “An toàn, an ninh thông tin hướng tới tạo dựng niềm tin và thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ xã hội hiện đại”, Hội thảo là một diễn đàn trao đổi mang tính thời sự và thiết thực, cung cấp các giải pháp về bảo mật và an toàn thông tin (BM&ATTT) và công nghệ điện toán đám mây cho các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, nhằm đảm bảo được các yêu cầu bảo mật cho các dịch vụ CNTT&TT hiện đại.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng và Thiếu tướng Nguyễn Thế Quyết đánh giá cao nỗ lực của Ban tổ chức trong việc triển khai nhiều hoạt động thiết thực bổ ích trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo - Triển lãm 2012 và nêu rõ: Các Bộ, ngành cũng đã và đang xây dựng và ban hành các văn bản, triển khai các chương trình, đề án nhằm đảm bảo tăng cường an toàn thông tin. Ở Việt Nam nhận thức của các tổ chức, cá nhân về việc đảm bảo an toàn thông tin ngày càng được nâng cao. Trong khối các cơ quan nhà nước, phần lớn các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và phê duyệt kế hoạch đảm bảo an toàn thông tin số lồng ghép với kế hoạch ứng dụng CNTT đến năm 2015. Tuy nhiên, cùng với quá trình đẩy mạnh ứng dụng CNTT &TT, các nguy cơ về lộ lọt, mất an toàn thông tin cũng ngày càng tăng và những hình thức tấn công trên mạng ngày càng đa dạng, tinh vi, nguy hiểm. Bởi vậy việc tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm qua các diễn đàn như Hội thảo này là rất cần thiết.
Cũng tại Hội thảo, ông Lê Thanh Tâm, Tổng Giám đốc IDG Việt Nam và Đông Dương, đã có bài phát biểu giới thiệu nghiên cứu tổng quan của Tập đoàn dữ liệu Quốc tế IDG về An toàn thông tin, trong đó chi tiêu của thế giới cho ATTT năm 2011 là 67,2 tỷ USD và dự báo tỷ lệ tăng trong 5 năm tới là 10% trong một năm. Báo cáo cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy các hoạt động ATTT tại Việt Nam.
Hội thảo gồm một phiên báo cáo chính, và hai phiên chuyên đề. Nội dung phiên báo cáo chính đề cập đến các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin tại Việt Nam và các xu thế phát triển của công nghệ bảo mật đã đưa ra một bức tranh tổng quan về tình hình ATTT, thực trạng và xu thế phát triển của các vấn đề về an ninh, an toàn thông tin tại Việt Nam, thông qua các số liệu thống kê cập nhật về thị trường bảo mật, qua tham luận của các cán bộ lãnh đạo, chuyên gia về CNTT của các Bộ, ngành như Bộ Công an, Bộ TT&TT và Ban Cơ yếu Chính phủ bao gồm: Tổng quan thực trạng về các nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin tại Việt Nam (Bộ Công an), Thực trạng Triển khai An toàn An ninh mạng tại Việt Nam (Bộ TT&TT), Quy định của Nhà nước đối với hệ thống chứng thực điện tử chuyên dùng Chính phủ (Ban Cơ yếu Chính phủ); Tình hình tội phạm công nghệ cao năm 2011 (Bộ Công an)....
Chuyên đề đầu tiên của Hội thảo do Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, về chủ đề “An toàn thông tin cho các cơ quan Chính phủ: Bảo đảm việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ công điện tử”, với các tham luận: Triển khai Hệ thống chứng thực Chữ ký số chuyên dùng chính phủ (Ban Cơ yếu Chính phủ); Triển khai bảo mật và tạo dựng niềm tin vào các dịch vụ công điện tử; Triển khai Hệ thống Giám sát An ninh Mục tiêu tại Bộ Công an (Bộ Công An); Triển khai PKI trong thương mại điện tử và các giải pháp bảo mật cho các giao dịch (BKAV); Lộ trình triển khai hộ chiếu điện tử và chứng minh thư điện tử tại Việt Nam: Hiện trạng, thách thức và giải pháp (Bộ Công An); Kinh nghiệm thành công về việc triển khai Hộ chiếu điện tử từ Đức (Bundesdruckerei, Đức)....
Phiên thảo luận của chuyên đề này trao đổi về kế hoạch triển khai PKI phục vụ cho lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, mối quan hệ giữa hệ thống PKI chuyên dùng chính phủ và các PKI chuyên dùng do các địa phương tự triển khai.... Vấn đề áp dụng công nghệ điện toán đám mây tại Việt nam và bảo mật cho Điện toán đám mây cũng thu hút nhiều ý kiến tham gia.
Chuyên đề thứ 2 của Hội thảo về chủ đề“Các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và các hoạt động thương mại điện tử” với các tham luận: Hiện trạng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Các phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại điện tử và những quan ngại về an ninh bảo mật (Smartlink); Bảo mật trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ - Kinh nghiệm thực tế từ Vietinbank (Vietinbank); Các giải pháp bảo mật thông tin khách hàng (Infotect Security); Giải pháp bảo mật trong thanh toán (MK Group); Đảm bảo an ninh cho giao dịch thanh toán của khách hàng trong mạng lưới bán lẻ trực tuyến (SonicWALL).
Trước đó, một chuyên đề dành riêng cho Lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) và Lãnh đạo an ninh thông tin (CSO) về Công nghệ Điện toán đám mây cũng thu hút nhiều sự quan tâm với các tham luận: Đánh giá mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam trong việc triển khai ứng dụng điện toán đám mây; Kinh nghiệm xây dựng Điện toán đám mây hoàn thiện; Chuyển đổi cơ sở hạ tầng CNTT hướng tới cung cấp các dịch vụ Điện toán đám mây. Phần thảo luận của chuyên đề này đề cập tới xây dựng mô hình công nghệ đám mây phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam; Quản trị các ứng dụng trong đám mây của doanh nghiệp một cách hiệu quả và các vấn đề An ninh bảo mật liên quan.
Qua nội dung tham luận tại các chuyên đề của Hội thảo có thể thấy rõ các xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin đang giành được nhiều sự quan tâm tại Việt Nam như: đưa bảo mật trở thành điểm khác biệt trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng, môi trường giao dịch và hình thức cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp trong tương lai, ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số ngày càng được chú trọng...
Bên cạnh Hội thảo còn có các gian hàng triển lãm về sản phẩm BM&ATTT của các hãng nổi tiếng trên thế giới và một số doanh nghiệp trong nước, với các sản phẩm, thiết bị, giải pháp tiên tiến nhất về an ninh mạng lưới, an ninh đám mây, mật mã, bảo mật ATM, quản trị nhận dạng và kiểm soát truy cập.
Trải qua 6 lần tổ chức hàng năm (lần đầu tiên vào năm 2006), Hội thảo - triển lãm về an ninh, bảo mật (Security World) luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các Bộ, ngành như Bộ Công an, Bộ thông tin và Truyền thông, Bộ nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Ban Chỉ đạo CNTT quốc gia, Hội tin học Việt Nam, hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam.... Trong những năm qua Hội thảo Security World đã khẳng định vai trò là diễn đàn về an ninh, bảo mật và an toàn thông tin có uy tín trong cộng đồng CNTT ở Việt Nam.
09:00 | 24/10/2024
VMware vừa phải phát hành bản cập nhật khẩn cấp cho vCenter Server nhằm vá lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng có thể cho phép tin tặc tấn công từ xa.
09:00 | 08/10/2024
Sau khi bị tin tặc làm rò rỉ trực tuyến hơn 1 terabyte dữ liệu, Walt Disney có kế hoạch chuyển đổi ngừng sử dụng Slack - thuộc sở hữu của Salesforce, làm ứng dụng nhắn tin và làm việc nhóm tại nơi làm việc của toàn công ty.
09:00 | 20/09/2024
Ngày 11/9, Chính phủ Anh và công ty Amazon cho biết Tập đoàn công nghệ của Mỹ có kế hoạch đầu tư 8 tỷ bảng (10,5 tỷ USD) vào Anh trong năm 2025 để xây dựng và vận hành các trung tâm dữ liệu. Động thái này được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Anh, với tiềm năng tạo ra hơn 14.000 việc làm và đóng góp 14 tỷ bảng vào GDP.
14:00 | 31/07/2024
Các chuyên gia vừa phát hiện, một lỗ hổng zero-day có tên EvilVideo trên Telegram cho phép kẻ tấn công gửi tệp APK độc hại dưới dạng video tới người dùng Android.
Báo cáo của Kaspersky về Bối cảnh an ninh mạng cho các hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) trong quý 2 năm 2024 cho thấy các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền tăng 20% so với quý trước. Báo cáo nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới, trong đó mã độc tống tiền (ransomware) và phần mềm gián điệp gây ra những rủi ro đáng kể nhất.
13:00 | 25/10/2024