Nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật đã không còn là mô hình kết nối cộng đồng xa lạ tại các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin (ATTT). Những “hacker mũ trắng” – hay chuyên gia lỗ hổng bảo mật tham gia tìm kiếm lỗ hổng bảo mật trên các nền tảng của các doanh nghiệp lớn như Google, Mircosoft hay Bug Crowd…
Tuy nhiên tại Việt Nam, nền tảng kết nối này chưa thực sự phát triển bởi các tổ chức trong nước và chưa thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Một số nền tảng đã ra đời nhưng chưa bám sát với thực tế, số lượng chương trình còn hạn chế và chính sách trả thưởng chưa hấp dẫn.
Nhận thức được vấn đề đó, Công ty An ninh mạng Viettel (VCS) cho ra mắt nền tảng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật SafeVuln. Sự ra đời của SafeVuln là một trong những hành động thể hiện cam kết mạnh mẽ của VCS trong việc xây dựng cộng đồng và nâng cao chuyên môn của các chuyên gia ATTT, từ đó đóng góp vào việc kiến tạo nên một xã hội số an toàn.
Thông qua SafeVuln, các sản phẩm/ứng dụng công nghệ của các tổ chức/doanh nghiệp có cơ hội được cộng đồng các chuyên gia đánh giá, tìm kiếm và báo cáo lỗ hổng.Với mỗi lỗ hổng được tìm ra, các chuyên gia sẽ được nhận thưởng tương ứng với mức độ nghiêm trọng, đồng thời được vinh danh trên bảng xếp hạng của SafeVuln.
Đối với các chuyên gia, SafeVuln sẽ là môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp giúp cho những chuyên gia nghiên cứu ATTT vừa có cơ hội nghiên cứu và phát triển kinh nghiệm, vừa tạo ra thu nhập không hề nhỏ thông qua việc kiểm thử, đánh giá bảo mật cho các sản phẩm của doanh nghiệp tham gia.
Đặc biệt, nền tảng SafeVuln còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng khi cam kết công khai – minh bạch – trách nhiệm. SafeVuln minh bạch trong mô hình triển khai, với 2 loại chương trình trao thưởng công khai và bí mật. Với chương trình công khai, các chuyên gia đều có thể chủ động tham gia, tuân thủ đúng quy định, mục tiêu của chương trình. Còn chương trình bí mật sẽ được giới hạn trong phạm vi các chuyên gia được mời và phải tuân thủ tính bí mật của chương trình. Safevuln không thiết kế các chức năng xóa, những thay đổi trong dữ liệu đều được lưu lại, để đảm bảo truy vết khi xảy ra tranh chấp, bất đồng giữa chuyên gia và doanh nghiệp.
Bắt đầu triển khai thử nghiệm từ tháng 12/2019, tới nay, Safevuln đã triển khai được 20 chương trình, thu hút hơn 200 chuyên gia nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam cùng hơn 150 lỗ hổng phần mềm được phát hiện, tổng giá trị phần thưởng lên tới hơn 800 triệu đồng. Đáng lưu ý, có những lỗ hổng có giá trị lên tới 30 triệu đồng.
SafeVuln là giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối được với các chuyên gia bảo mật hàng đầu trong nước và trên thế giới, giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm công sức và chi phí cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và phát hiện lỗ hổng trong sản phẩm, dịch vụ của mình.
Thông tin liên hệ Công ty An ninh mạng Viettel - Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Địa chỉ: Keangnam Landmark 72, Lô E6, Đ. Phạm Hùng, P. Mỹ Đình 2, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội Website chính thức của công ty: Website chính thức của sản phẩm: Email: [email protected] |
M.T
09:00 | 01/10/2020
11:00 | 27/11/2020
17:00 | 30/09/2020
14:00 | 14/10/2020
08:00 | 02/10/2020
16:00 | 06/04/2021
14:00 | 24/09/2024
Vừa qua, Google đưa thông báo rằng người dùng sử dụng Passkey để đăng nhập vào các ứng dụng và trang web giờ đây có thể lưu nó trên nhiều thiết bị chứ không chỉ trên thiết bị Android của họ.
09:00 | 20/09/2024
Ngày 11/9, Chính phủ Anh và công ty Amazon cho biết Tập đoàn công nghệ của Mỹ có kế hoạch đầu tư 8 tỷ bảng (10,5 tỷ USD) vào Anh trong năm 2025 để xây dựng và vận hành các trung tâm dữ liệu. Động thái này được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào nền kinh tế Anh, với tiềm năng tạo ra hơn 14.000 việc làm và đóng góp 14 tỷ bảng vào GDP.
10:00 | 18/07/2024
Một nhóm hacker đã đăng lên mạng hơn 1 terabyte dữ liệu nội bộ từ hơn 10.000 kênh Slack (ứng dụng nhắn tin và làm việc nhóm) của công ty Walt Disney.
10:00 | 28/06/2024
Microsoft, Adobe và SAP lần lượt phát hành bản vá cho 229 sản phẩm của mình trong tháng 6. Người dùng cần khẩn trương cài đặt bản vá để phòng tránh rủi ro mất an toàn thông tin.
Báo cáo của Kaspersky về Bối cảnh an ninh mạng cho các hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) trong quý 2 năm 2024 cho thấy các cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền tăng 20% so với quý trước. Báo cáo nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng trên toàn thế giới, trong đó mã độc tống tiền (ransomware) và phần mềm gián điệp gây ra những rủi ro đáng kể nhất.
13:00 | 25/10/2024