Toàn cảnh Lễ ký kết kế hoạch hợp tác giữa Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
Thời gian qua, thực hiện các nội dung theo thỏa thuận phối hợp đã được giữa Bộ Ngoại giao và Ban Cơ yếu Chính phủ trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2022, đã ban hành Kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Ban phối hợp chặt chẽ với Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin, triển khai thực hiện và cơ bản hoàn thành các nội dung của thỏa thuận theo kế hoạch đề ra.
Các kết quả đạt được trong thời gian qua, điển hình là: Hệ thống kỹ thuật mật mã, mạng liên lạc cơ yếu của Hệ Cơ yếu Ngoại giao tiếp tục được duy trì, củng cố và phát triển vững chắc, hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao trên mặt trận đối ngoại được an toàn, bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống; triển khai một số sản phẩm bảo mật, an toàn thông tin (ATTT) và phối hợp thực hiện giám sát, đánh giá ATTT cho một số mạng công nghệ thông tin của Bộ Ngoại giao, phối hợp ứng cứu sự cố an ninh mạng; phối hợp triển khai chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử chuyên dùng cho các ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Ngoại giao; triển khai thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên của Hệ Cơ yếu Ngoại giao.
Phát biểu tại Lễ ký kết Kế hoạch hợp tác, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng thay mặt Lãnh đạo Bộ Ngoại giao cảm ơn và đánh giá cao sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan chức năng của Ban đối với công tác cơ yếu của Bộ Ngoại giao trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn 2021 - 2022 là những năm mà đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các hoạt động trực tiếp và trực tuyến. Do vậy Thứ trưởng rất mong muốn Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa cho Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin, Bộ Ngoại giao hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, cụ thể với các nhiệm vụ chính như sau:
- Đảm bảo mạng liên lạc Cơ yếu Ngoại giao thông suốt và an toàn trong mọi tình huống.
- Hỗ trợ triển khai đề án Hiện đại hóa Cơ yếu Ngoại giao đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2035 do Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin, Bộ Ngoại giao chủ trì.
- Hỗ trợ cung cấp trang thiết bị của ngành Cơ yếu đáp ứng các yêu cầu và đặc thù của công tác đối ngoại.
- Bảo đảm nâng cấp hạ tầng, hệ thống dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cho Bộ Ngoại giao.
- Duy trì, mở rộng giám sát và đảm bảo an toàn thông tin cho mạng công nghệ thông tin của Bộ Ngoại giao.
- Tổ chức các đợt huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ cơ yếu cho các cán bộ mới vào ngành.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng kỳ vọng, với việc ký kết Kế hoạch hợp tác lần này, Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin, Bộ Ngoại giao sẽ làm tốt hơn công tác phục vụ bảo đảm bí mật, an toàn thông tin, nắm bắt và làm chủ được tiến bộ của nền khoa học công nghệ mật mã hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn, đáp ứng công việc đặc thù của Cơ yếu ngoại giao trong môi trường toàn cầu.
Đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu tại buổi Lễ ký kết
Thay mặt Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ, đồng chí Trưởng ban Vũ Ngọc Thiềm đã cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đặc biệt là cá nhân đồng chí Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng và đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao trong suốt thời gian qua đã luôn quan tâm đến công tác cơ yếu, góp phần đối với sự phát triển và hoạt động của lực lượng Cơ yếu Ngoại giao.
Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phát biểu tại buổi Lễ ký kết
Đồng chí Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 56-NQ/TW ngày 05/3/2020 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045; Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 11/8/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 56-NQ/TW; đồng thời, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin của Bộ Ngoại giao, việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin của Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025 là rất cần thiết. Trên cơ sở những nội dung được ký kết trong thỏa thuận giai đoạn 2023 - 2025, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ giao cho các đơn vị liên quan đề xuất kế hoạch cụ thể để triển khai trong thực thế. Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để hợp tác giữa hai bên đạt kết quả tốt đẹp.
Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và đồng chí Lê Thị Thu Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao ký kết kế hoạch hợp tác
Quốc Trường
15:00 | 24/02/2023
11:00 | 17/07/2021
17:00 | 31/05/2023
15:00 | 22/12/2020
18:00 | 05/05/2023
09:00 | 27/03/2023
10:00 | 18/10/2024
Trung Quốc đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh với hơn 600 triệu người dùng đăng ký dịch vụ. Kỹ sư trưởng tại Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin (MIIT) nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ này với hơn 4.500 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực AI cốt lõi.
10:00 | 28/09/2024
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) đã chính thức khai mạc cuộc thi “An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024”. Đây là lần đầu tiên cuộc thi được Học viện Kỹ thuật mật mã phối hợp với các cơ quan chuyên trách của Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 29 đội tuyển đến từ 16 trường đại học trên cả nước.
08:00 | 25/09/2024
Đại hội đại biểu Đảng bộ Ban Cơ yếu Trung ương lần thứ 3 nhiệm kỳ 1986-1988 được tổ chức tại Hà Nội diễn ra từ ngày 25-27/9/1986. Đồng chí Trần Hữu Đắc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối 1 cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Suốt chặng đường 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (12/9/1945 - 12/9/2024), ngành Cơ yếu Việt Nam luôn xứng đáng là lực lượng đặc biệt tin cậy, cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
11:00 | 24/10/2024
Trong cuộc đua 5G tại Việt Nam, Viettel đã vươn lên dẫn đầu khi trở thành nhà mạng đầu tiên chính thức tuyên bố khai trương mạng 5G. Trong khi đó, các nhà mạng khác cũng đang ráo riết chuẩn bị cho việc triển khai dịch vụ 5G, hứa hẹn một thị trường viễn thông sôi động và cạnh tranh trong thời gian tới.
09:00 | 29/10/2024