Mạng 5G chính thức triển khai tại Việt Nam
Ngày 15/10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã khai trương , trở thành doanh nghiệp đầu tiên cung cấp 5G chính thức tại Việt Nam.
Ra mắt chỉ sau 6 tháng nhận giấy phép sử dụng tần số 2.600 MHz, mạng 5G Viettel tại thời điểm khai trương có hơn 6.500 trạm thu phát sóng di động (BTS), phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.
Viettel có tốc độ có thể đạt từ 700 Mbps đến 1Gbps, gấp 10 lần so với tốc độ mạng 4G và độ trễ thấp gần như bằng 0. Mạng 5G Viettel triển khai đồng thời 5G trên cả 2 nền tảng kiến trúc 5G NSA (Non Stand Alone) và 5G SA (Stand Alone).
5G NSA được Viettel triển khai thành công năm 2019, tuy nhiên, 5G SA mới là mạng 5G thực sự và độc lập hoàn toàn so với công nghệ 4G hiện tại. So với mạng 5G NSA, ngoài cung cấp các dịch vụ truyền tải dữ liệu tốc độ cao, 5G SA còn đáp ứng yêu cầu độ trễ siêu thấp, khoảng 1 ms, tốt hơn nhiều mạng 5G NSA và gấp 20 lần 4G truyền thống giúp cung cấp các dịch vụ yêu cầu sự phản hồi tức thì như xe tự lái, phẫu thuật từ xa, điều khiển từ xa trong nhà máy thông minh, lớp học thực tế ảo…
Hiện tại, nhà mạng cung cấp 11 gói cước trả trước và 8 gói cước trả sau dành cho khách hàng cá nhân. Người dùng sở hữu điện thoại hỗ trợ 5G có thể sử dụng ngay dịch vụ mà không phải đổi SIM.
Giá gói cước 5G từ 135.000 đồng/tháng với 4GB/ngày, miễn phí kho phim TV360, miễn phí 20GB dịch vụ lưu trữ. Gói cước trả trước có dung lượng lớn nhất là 20 GB/ngày, tương đương 600 GB/tháng, với mức giá 480.000 đồng/tháng. Gói cước trả sau lớn nhất có dung lượng dữ liệu lên đến 50GB/ngày, mức giá lên đến 2 triệu đồng/tháng, cho thuê bao được miễn phí 60 phút/cuộc gọi nội mạng và 400 phút gọi ngoại mạng, 250 tin nhắn SMS trong nước. Người dùng có thể chọn mua gói chỉ 5G dữ liệu hoặc gói kết hợp cả nghe gọi, dữ liệu kèm theo miễn phí các nội dung khác.
Ngoài ra, Viettel cũng phát triển sẵn các Open API để cung cấp dữ liệu, khả năng cấu hình và tương tác với mạng 5G theo chuẩn GSMA cho cộng đồng phát triển ứng dụng tại Việt Nam và trên thế giới. Điều này giúp các nhà phát triển ứng dụng dễ dàng sáng tạo trên nền tảng 5G Viettel.
Cuộc đua thương mại hóa 5G
Không chỉ có Viettel, các nhà mạng khác cũng đang chạy đua trong việc cung cấp dịch vụ 5G. VinaPhone cho phép khách hàng trải nghiệm miễn phí mạng 5G tại các khu vực đã phủ sóng. Cụ thể, từ ngày 13/10 đến 15/11, người dùng sở hữu thuê bao VinaPhone đã có điện thoại hỗ trợ 5G sẽ được tham gia chương trình trải nghiệm 5G siêu tốc miễn phí với 50 GB dữ liệu sử dụng trong 30 ngày. Các thuê bao VinaPhone sẽ nhận được tin nhắn thông báo mời trải nghiệm dịch vụ miễn phí. Theo kế hoạch, đến hết năm 2024, VNPT sẽ dự kiến hoàn thành lắp đặt trên 3.000 trạm phát sóng 5G, đặc biệt tại các khu vực đô thị và trung tâm kinh tế lớn trên toàn quốc.
Trong khi đó, MobiFone cho biết, nhà mạng đang tập trung triển khai các công việc để sẵn sàng cho thương mại hóa 5G. Dự kiến, người dùng sở hữu thuê bao MobiFone có thể trải nghiệm dịch vụ 5G từ tháng 11 tới. Đầu tháng 10 vừa qua, MobiFone đã ký kết biên bản ghi nhớ với Ericsson về việc hợp tác trong đổi mới sáng tạo, đồng hành phát triển 5G tại Việt Nam.
Từ năm 2020, cả ba nhà mạng lớn tại Việt Nam đều đã tiến hành thử nghiệm mạng 5G. Tuy nhiên, chỉ đến tháng 3/2024, quá trình này mới tiến gần đến thương mại hóa khi Viettel và VNPT đấu giá thành công tần số 5G, MobiFone đấu giá thành công vào tháng 7. Theo quy định, các nhà mạng trúng đấu giá phải triển khai dịch vụ trong vòng 12 tháng kể từ khi được cấp phép và trong vòng hai năm phải lắp đặt ít nhất 3.000 trạm phát sóng 5G.
Theo chiến lược của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2025, tất cả các tỉnh, thành phố và các khu vực kinh tế, trọng điểm như khu công nghiệp, sân bay, cảng biển sẽ được phủ sóng 5G. Tốc độ tối thiểu của dịch vụ 5G cần đạt 100 Mbps.
Hướng dẫn kích hoạt 5G trên điện thoại
Nếu đã sở hữu điện thoại hỗ trợ dịch vụ 5G, sau khi mua các gói cước 5G của nhà mạng, người dùng có thể thực hiện theo các bước dưới đây để kích hoạt dịch vụ 5G trên điện thoại.
Đối với hệ điều hành iOS:
- Bước 1: Vào Cài đặt (Settings) -> Di động (Mobile service) -> Tùy chọn dữ liệu di động (Mobile Data Option).
- Bước 2: Trong mục Tùy chọn dữ liệu di động (Mobile Data Option), chọn Thoại & Dữ liệu (Voice & Data) và chọn chế độ 5G (5G Auto).
Đối với hệ điều hành Android:
- Bước 1: Vào Cài đặt (Settings) -> Kết nối (Connections) -> Mạng di động (Mobile Network) -> Chế độ mạng (Network Mode).
- Bước 2: Chọn chế độ 5G/LTE/WCDMA/GSM (Auto Connect).
Gia Minh
09:00 | 05/01/2024
10:00 | 06/12/2023
15:00 | 30/11/2023
13:00 | 07/10/2024
Trong thời đại số hóa mạnh mẽ, khi các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi và khó lường, mô hình bảo mật Zero Trust nổi lên như một chiến lược phòng thủ vững chắc, giúp các tổ chức/doanh nghiệp đối phó với những cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng.
16:00 | 13/09/2024
Cùng với sự phát triển của công nghệ, tội phạm mạng đang gia tăng thủ đoạn sử dụng video, hình ảnh ghép mặt người quen cùng với giọng nói đã được ghi âm sẵn (deepfake) với mục đích tạo niềm tin, khiến nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền cho thủ phạm nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bài báo sau đây sẽ thông tin đến độc giả về cách nhận biết và đưa ra những biện pháp phòng tránh và giảm thiểu trước các cuộc tấn công lừa đảo sử dụng công nghệ Deepfake.
10:00 | 16/08/2024
Trong những năm gần đây, công nghệ Deepfake đã trở nên ngày càng phổ biến hơn, cho phép tạo ra các video thực đến mức chúng ta khó có thể phân biệt với các video quay thực tế. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị các tác nhân đe dọa lợi dụng để tạo ra những nội dung giả mạo, hoán đổi khuôn mặt nhằm mục đích lừa đảo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Do đó, việc phát triển các công cụ phát hiện Deepfake mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về một số kỹ thuật và công cụ phát hiện Deepfake hiệu quả.
11:00 | 13/05/2024
Trong lĩnh vực chữ ký số, lược đồ ký số dựa trên đường cong Elliptic (ECDSA) được đánh giá là một trong những lược đồ chữ ký số có độ an toàn cao, dù ra đời sau nhưng ECDSA đang dần được thay thế cho lược đồ ký số RSA. Bài báo này tập trung giới thiệu lược đồ ECDSA, ứng dụng của ECDSA trong thực tế và các tham số an toàn được khuyến nghị dùng cho ECDSA.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
10:00 | 18/10/2024