Thời gian qua, người dân Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với vấn nạn . Các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản.
Ghi nhận của (ATTT), trong 9 tháng năm 2024 đã tiếp nhận hơn 22.200 phản ánh về trường hợp lừa đảo trực tuyến do người dùng Internet gửi về Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
Ngoài những biện pháp kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức, cùng với các kỹ năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dùng được xem là một trong những biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của lừa đảo trực tuyến. Khi nắm vững được các kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo người dùng trực tuyến sẽ cảnh giác hơn, từ đó giảm thiểu vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang xảy ra hàng ngày.
Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”
Để tăng cường nâng cao nhận thức cho mỗi người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên , Bộ TT&TT chính thức phát động Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng” dưới sự chủ trì của Cục ATTT. Chiến dịch được triển khai trên diện rộng từ ngày 10/10 đến ngày 20/11/2024, phối hợp với các Bộ, ban, ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp ATTT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến, nền tảng mạng xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.
Chiến dịch tập trung phổ biến các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.
5 nhóm kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến
Hưởng ứng Chiến dịch, Cục ATTT đề nghị các đơn vị, cơ quan báo chí phối hợp cùng tham gia sản xuất chuỗi series các bài viết, video, phóng sự và các nội dung trên nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp rộng rãi tới mọi đối tượng trên không gian mạng. Cục sẽ cung cấp bộ Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến làm tư liệu sản xuất nội dung cho các đơn vị.
Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng.
P.T (Theo NCSC)
13:00 | 30/09/2024
16:00 | 23/10/2024
10:00 | 23/08/2024
10:00 | 16/05/2024
14:00 | 31/05/2024
Song hành cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc phòng, chống tội phạm cũng đã có những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ. Đồng thời cũng tồn tại nhiều bài toán khó và một trong số đó là việc nhận diện nhanh chóng tội phạm, đối tượng tình nghi ở những địa điểm công cộng như bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay,… Giải quyết được bài toán này càng sớm càng tốt sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa trong công tác phòng, chống tội phạm. Bài báo sẽ giới thiệu một giải pháp nhận dạng mặt người dựa trên giải thuật Adaboost và các đặc trưng Haar-like qua đó giúp quá trình phát hiện tội phạm chính xác và nhanh chóng hơn.
10:00 | 22/03/2024
Với sự tương tác kinh tế, xã hội và văn hóa ngày càng diễn ra phổ biến trên Internet, nhu cầu ngày càng tăng trong vài thập kỷ qua nhằm bắt chước sự ngẫu nhiên của thế giới tự nhiên và tạo ra các hệ thống kỹ thuật số để tạo ra các kết quả không thể đoán trước. Các trường hợp sử dụng cho tính không thể đoán trước này bao gồm đưa vào sự khan hiếm nhân tạo, xây dựng các cơ chế bảo mật mạnh mẽ hơn và tạo điều kiện cho các quy trình ra quyết định trung lập đáng tin cậy. Trong bài viết này, tác giả sẽ phân tích tính ngẫu nhiên, tìm hiểu về các loại ngẫu nhiên và vai trò quan trọng của sự ngẫu nhiên đối với Blockchain và hệ sinh thái Web3.
13:00 | 26/02/2024
Operation Triangulation là một chiến dịch phức tạp nhắm vào thiết bị iOS trong các cuộc tấn công zero-click. Tạp chí An toàn thông tin đã từng cung cấp một số bài viết liên quan đến chiến dịch này, như giải mã tính năng che giấu của phần mềm độc hại TriangleDB, những cuộc tấn công zero-day trên thiết bị iOS hay giới thiệu cách sử dụng công cụ bảo mật phát hiện tấn công zero-click. Tiếp nối chuỗi bài viết về chiến dịch Operation Triangulation, bài viết sẽ phân tích các phương thức khai thác, tấn công chính của tin tặc trong chuỗi tấn công này, dựa trên báo cáo của hãng bảo mật Kaspersky.
09:00 | 17/11/2023
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), hiện nay có 24 hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến mà các đối tượng lừa đảo nhắm vào người dân. Để tránh trở thành nạn nhân, người dân cần nắm bắt, tuyên truyền cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024