Tham dự Hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; đại diện lãnh đạo Cục Cơ yếu các Bộ, ngành; các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ sở đào tạo trong ngành Cơ yếu.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải nhấn mạnh, để đáp ứng yêu cầu về nhân lực triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Cơ yếu Chính phủ và ngành Cơ yếu Việt Nam, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên của ngành Cơ yếu. Trong thời gian tới, nhiệm vụ của ngành Cơ yếu đứng trước những thử thách lớn về nhiều mặt, phạm vi, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên cơ yếu ngày càng nặng nề, đòi hỏi phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Cơ yếu, nhất là đào tạo đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia của ngành Cơ yếu có trình độ cao, làm chủ các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tại Hội nghị, đồng chí Khúc Hữu Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Chính trị - Tổ chức đã trình bày báo cáo tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Cơ yếu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 và phương hướng nhiệm vụ đến năm 2020. Báo cáo khẳng định vai trò của Ban Cơ yếu Chính phủ và ngành Cơ yếu trong việc chỉ đạo, tổ chức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực cơ yếu và bảo mật, an toàn thông tin, góp phần đảm bảo tuyệt đối bí mật thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của của Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực thường xuyên được quan tâm, chú trọng, có nhiều chuyển biến tích cực; đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, học vấn của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, kỹ thuật, giảng dạy được nâng lên, đặc biệt cán bộ khoa học có khả năng tiếp thu khoa học - công nghệ mật mã tiên tiến, hiện đại. Các cơ sở đào tạo trong toàn Ngành được quan tâm, tăng cường đầu tư, tập trung thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo, công tác quản lý, nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, triển khai nhiều loại hình và chuyên ngành đào tạo, kết hợp đào tạo trong nước và ở nước ngoài, gắn chặt giữa đào tạo với bồi dưỡng phẩm chất chính trị theo tiêu chuẩn đối với người làm công tác cơ yếu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng; cơ cấu, chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý giáo dục còn có những bất cập so với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Hội nghị cũng đã lắng nghe một số ý kiến của đại diện lãnh đạo Cục Cơ yếu các Bộ, ngành và đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. Các đại biểu đã đánh giá những mặt đạt được, trong đó nhấn mạnh nguyên nhân, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn vừa qua như: việc chậm chễ tiến độ đề án đề ra; sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ban, Bộ, ngành; đánh giá sau đào tạo chưa được thực hiện thường xuyên… và đề xuất một số giải pháp khắc phục trong giai đoạn tới.
Kết luận Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thời gian qua về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực đối với ngành Cơ yếu. Đồng chí nhấn mạnh một số giải pháp trong thời gian tới, cấp ủy và thủ trưởng các cấp cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, triển khai nghiêm túc công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên; phải thường xuyên đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên Cơ yếu; bám sát thực tiễn của Việt Nam và thế giới, đồng thời nắm bắt, dự báo tình hình phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông; ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển tiềm lực của Ban Cơ yếu Chính phủ và ngành Cơ yếu tiến thẳng lên hiện đại; tăng cường xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về cơ yếu; xây dựng tốt cơ chế phối hợp, quản lý chỉ đạo đối với các cơ sở đào tạo trong toàn Ngành….
Tại Hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải đã trao tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Cơ yếu Việt Nam.
Bích Thủy – Ngọc Mai
16:42 | 18/05/2017
23:00 | 09/07/2016
09:00 | 23/08/2018
16:00 | 06/01/2017
10:00 | 04/11/2024
Người dùng Windows và MacOS đang là mục tiêu của một chiến dịch tấn công kỹ thuật xã hội mới mang tên “ClickFix”, sử dụng các trang web Google Meet giả mạo để cài phần mềm độc hại đánh cắp thông tin vào hệ thống của nạn nhân.
15:00 | 30/09/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn ngược dòng lịch sử trở về sau 2 năm kể từ ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi thi hành Hiệp định, tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc ngày càng phát triển. Trong bối cảnh đó, các tổ chức Cơ yếu miền Nam khôi phục, phát triển phục vụ bảo mật thông tin trong phong trào Đồng khởi 1960.
07:00 | 27/09/2024
Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine (NCCC) đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trong các cơ quan chính phủ, đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng quan trọng, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
08:00 | 24/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 24 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Bảy gia đình tại Pháp đã đệ đơn kiện TikTok, cáo buộc nền tảng này cho con của họ tiếp xúc với nội dung độc hại, dẫn đến hai trường hợp tự sát ở tuổi 15.
13:00 | 11/11/2024
Không chỉ dừng lại ở việc trò chuyện, ChatGPT nay đã được OpenAI trang bị thêm tính năng tìm kiếm với sự hỗ trợ của AI, hứa hẹn tạo nên làn sóng cạnh tranh mới trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến vốn đang bị thống trị bởi Google.
13:00 | 11/11/2024