là một mạng lưới các thiết bị máy tính bị chiếm quyền điều khiển, được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng. Nằm trong mạng botnet, các máy bị chiếm quyền điều khiển bị các nhóm tấn công sử dụng làm công cụ để tự động hóa các cuộc tấn công hàng loạt như phát tán , gây sự cố cho máy chủ, đánh cắp dữ liệu...
Những số liệu kể trên đã được Cục An toàn thông tin ghi nhận và cảnh báo tới các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, nhất là các cơ quan nhà nước. Đây là kết quả đơn vị này thực hiện nhiệm vụ giám sát, phát hiện sớm nguy cơ từ bên trong hệ thống, đặc biệt là nguy cơ máy chủ, máy trạm trong hệ thống nhiễm mã độc và trở thành botnet; cũng như chia sẻ thông tin về những mối đe dọa trên với các tổ chức quốc tế, giám sát liên tục các mạng botnet.
Như vậy, lũy kế từ đầu năm nay đến hết tháng 9, Cục An toàn thông tin, trực tiếp là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã phát hiện tổng số 321 hệ thống của các cơ quan, tổ chức nhà nước có kết nối đến hạ tầng botnet; đồng thời hỗ trợ các đơn vị xử lý, ngăn chặn.
Trên thực tế, cùng với tấn công có chủ đích, nguy cơ thiết bị máy tính, máy chủ, máy trạm trong các hệ thống tại Việt Nam bị nhiễm mã độc, chiếm quyền điều khiển và huy động tham gia các mạng botnet là một trong những mối nguy lớn, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống thông tin các đơn vị cũng như an toàn, an ninh không gian mạng quốc gia. Cũng vì thế, thời gian qua, nhiều giải pháp đã được Bộ TT&TT triển khai để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm mã độc cũng như số địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng botnet.
Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2019, trong tổng số khoảng 16 triệu địa chỉ IP, kết quả giám sát của NCSC cho thấy, Việt Nam có tới 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet lớn.
Cùng với việc chỉ đạo triển khai hàng loạt giải pháp như ngăn chặn truy cập vào các website có phần mềm bẻ khóa chứa mã độc, hằng tuần có cảnh báo cùng hướng dẫn xử lý các thiết bị lây nhiễm mã độc, cung cấp công cụ kiểm tra mã độc trực tuyến trên cổng , định kỳ hằng năm Cục An toàn thông tin đều tổ chức chiến dịch rà quét, bóc gỡ mã độc trên phạm vi toàn quốc.
Một biện pháp nổi bật trong các chiến dịch rà quét, bóc gỡ mã độc thời gian qua là tìm và xử lý tận gốc vấn đề. Cụ thể là, ngoài việc phát động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân rà soát, bóc gỡ mã độc trên thiết bị đầu cuối, chiến dịch làm sạch mã độc trên không gian mạng do Cục An toàn thông tin chủ trì, còn truy tìm và ngăn chặn triệt để truy cập tới các website chuyên phát tán mã độc, cũng như chặn kết nối đến 915 địa chỉ máy chủ điều khiển các mạng botnet tại Việt Nam.
Nhờ thế, tình hình lây nhiễm mã độc và đặc biệt là số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng botnet đã giảm liên tiếp những năm vừa qua.
Theo thống kê, trong tháng 9/2024, số địa chỉ IP tại Việt Nam có kết nối đến các mạng botnet là 468.796 địa chỉ, giảm hơn 75% so với thời điểm năm 2019.
Để duy trì kết quả đã đạt được, song song với việc tiếp tục triển khai các chiến dịch rà quét, bóc gỡ mã độc, Cục An toàn thông tin xác định rõ sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dùng; theo dõi, ngăn chặn kết nối với các máy chủ điều khiển mã độc tấn công gây mất an toàn thông tin đối với cơ quan và cá nhân người dùng.
P.T (Tổng hợp)
17:00 | 30/08/2024
15:00 | 15/07/2024
09:00 | 08/03/2024
09:00 | 16/10/2024
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2, với sự chủ trì của Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
16:00 | 19/09/2024
Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) 2024, được Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), cơ quan chuyên ngành của Liên hợp quốc công bố ngày 12/9/2024. Trong báo cáo, Việt Nam là 1 trong 46 quốc gia được xếp vào nhóm 1 về chỉ số an toàn thông tin toàn cầu của ITU năm 2024.
07:00 | 12/09/2024
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có một lực lượng thầm lặng nhưng không kém phần quan trọng, đã góp phần bảo vệ độc lập, tự do và sự phát triển của đất nước, đó chính là lực lượng cơ yếu. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật quốc gia và trân trọng hơn những hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cơ yếu, bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe về một ngành Cơ mật, đặc biệt.
07:00 | 09/09/2024
Từ những ngày đầu thành lập, tổ chức cơ yếu đã trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Cơ cấu tổ chức hệ thống cơ yếu như một cỗ máy tinh vi, không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Trong lịch sử 79 năm, các dấu mốc quan trọng tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam về ngày 09 tháng 9 đều liên quan đến việc ban hành các quyết định về cơ cấu tổ chức.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024