Lộ thông tin cá nhân
Theo hãng nghiên cứu vi phạm bản quyền Muso, từ năm 2021 đến 2022, hoạt động xem phim lậu tăng 38,6%, trong khi lượt truy cập web streaming miễn phí tăng khoảng 8,8%. Nhiều trang có thể truy cập của người dùng. Hầu hết các trang web sẽ yêu cầu người dùng đăng ký trước khi xem các nội dung và sẽ gửi người dùng một liên kết dẫn đến trang khác để nhập các loại dữ liệu như tên tuổi, email, số điện thoại. Những thông tin này rất có thể bị sử dụng vào mục đích xấu như đánh cắp danh tính, tấn công lừa đảo,…
Virus và mã độc
Web lậu là một nơi tiềm ẩn nhiều mã độc. Tin tặc dùng nội dung miễn phí làm “mồi nhử” người xem. Mã độc có thể được ẩn trong trang web hoặc video, chúng sẽ tự động tải và cài đặt trên máy tính mà nạn nhân không hề hay biết từ đó tin tặc có thể chiếm quyền điều khiển thiết bị của người dùng. Nếu người dùng tải ứng dụng hoặc tiện ích vi phạm bản quyền, mã độc giấu bên trong có thể xâm nhập mạng Wifi thông qua các .
Bloatware
Web lậu thường chứa bloatware - các phần mềm không mong muốn làm chậm máy tính, người dùng hoàn toàn có thể vô tình cài đặt bloatware khi bấm vào bất kỳ nút nào trên web. Bản thân bloatware không phải mã độc nhưng nó sẽ làm chậm hiệu suất của máy tính vì chiếm nhiều không gian lưu trữ, bộ nhớ và thời lượng pin. Một số bloatware còn hiển thị pop-up (một hộp thoại nhỏ tự động bật lên khi người dùng mở trình duyệt hoặc truy cập vào một website) trong trình duyệt và thiết bị.
Quảng cáo tràn lan
Quảng cáo cũng có thể là một loại mã độc, adware (advertising-supported software). Khi bấm vào video, nó sẽ chuyển hướng người dùng đến một website khác. Ngoài ra, website còn liên tục xuất hiện các nút bấm hay cửa sổ pop-up kèm thông điệp “download now”. Đây thực chất là một loạt adware, kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo tràn lan cho người xem.
Trình duyệt của người dùng có thể bị cấy adware do mã độc trên web lậu. Sau đó, nó tự động hiển thị vô số quảng cáo pop-up. Ngoài ra, nó còn theo dõi hoạt động của người dùng trên mạng, thậm chí cho phép tin tặc truy cập thông tin đăng nhập.
Truy tố pháp lý
Bán và phát tán nội dung vi phạm bản quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, truy cập web lậu cũng là một hành vi tiếp tay cho tội phạm. Khi truy cập web lậu, người dùng có nguy cơ bị cắt dịch vụ, phạt tiền và gặp rắc rối pháp lý vì nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể truy vết các hoạt động của người dùng.
Phong Thu
13:00 | 17/04/2023
17:00 | 01/04/2022
17:00 | 09/09/2022
09:00 | 10/10/2024
Ngày 05/10, Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards - VDA) năm 2024 đã tôn vinh 45 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc.
10:00 | 18/09/2024
Ngày 17/9/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội thảo khoa học về An toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “An toàn thông tin trong xu hướng Chuyển đổi số”. Hội thảo được tổ chức bởi Trung tâm 286 - Bộ Tư lệnh 86, quy tụ hơn 200 chuyên gia bảo mật, đại diện các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội, cơ quan quản lý, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng khu vực phía Nam.
14:00 | 17/09/2024
Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là biện pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông.
23:00 | 06/09/2024
Tối ngày 06/9, tại Hà Nội, lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành Cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo nội dung.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024