Toàn cảnh Hội thảo
Nhằm góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng về và trong xu hướng chuyển đổi số mà Chính phủ đã phát động, Hội thảo năm nay với chủ đề “An toàn thông tin trong xu hướng chuyển đổi số” nhằm trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về an toàn thông tin và những vấn đề cấp thiết và cập nhật những xu hướng mới nhất trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại tá, TS. Trần Ngọc Anh, Chỉ huy trưởng Trung tâm 286, Bộ Tư lệnh 86 nhấn mạnh: “An toàn thông tin tiếp tục đóng vai trò then chốt và là yếu tố không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt, các vấn đề mới nảy sinh từ xu hướng này như: Các cuộc khó có thể giải quyết bằng các phương pháp, công cụ thông thường; Những giải pháp mới, tập trung vào công nghệ, kỹ thuật, phương pháp mới, giải quyết các thách thức trong bảo đảm an toàn thông tin cho giai đoạn hiện nay và tương lai gần. Bên cạnh đó là những nguy cơ, thách thức không nhỏ khi các cuộc tấn công mạng ngày càng lớn, có chủ đích với hậu quả ngày càng nặng nề trong nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh... và nhiều tổ chức trọng yếu như: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, hàng không, điện lực, giao thông”.
Đại tá, TS. Trần Ngọc Anh, Chỉ huy trưởng Trung tâm 286 trình bày tham luận tại Hội thảo
So với các kỳ Hội thảo trước, Hội thảo năm nay đánh dấu một bước phát triển mới khi đón nhận 26 công trình nghiên cứu được đăng ký trình bày tại Hội thảo, trong đó tập trung vấn đề , an ninh mạng trong chuyển đổi số. Hội thảo là một trong những hoạt động khoa học có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy phong trào nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin. Đây cũng là một mô hình diễn đàn để các chuyên gia bảo mật, an toàn thông tin trình bày các kết quả nghiên cứu, ứng dụng. Đồng thời, hội thảo cũng là nơi để trao đổi thông tin, tạo điều kiện cho đội ngũ chuyên môn kỹ thuật giao lưu, học hỏi, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các nhà khoa học ở các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường và doanh nghiệp với mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, thúc đẩy phong trào tự học, tự nghiên cứu, hướng đến những ứng dụng thiết thực đảm bảo an toàn thông tin cho tổ chức và cá nhân.
Ông Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA), Chủ tịch Chi hội VNISA phía Nam phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội VNISA, Chủ tịch Chi hội phía Nam nhận định: “Hội thảo lần này cũng là một trong chuỗi hoạt động của Chi hội VNISA phía Nam. Tôi đánh giá rất cao các báo cáo trong Hội thảo, nội dung chuyên sâu, có hàm lượng khoa học cao và có sự đầu tư kỹ lưỡng. Hội thảo là một mốc quan trọng trong sự phát triển của Trung tâm 286, Bộ Tư lệnh 86. Trung tâm không chỉ là một đơn vị tác chiến, một đơn vị thực thi bảo vệ an ninh cho quân đội, cho các cơ sở trọng yếu của đất nước nhưng đồng thời các đồng chí cũng là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Các bài báo cáo, các bài nghiên cứu đã được triển khai thành các giải pháp, các sản phẩm thực sự phục cho quân đội, các đơn vị. Tôi mong rằng các Hội thảo năm sau chúng ta có thể mở rộng quy mô hơn nữa, mời thêm các trường đại học, học viện, đơn vị nghiên cứu trong và ngoài quân đội để cùng nhau gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau, nâng tầm Hội thảo lên tầm quốc gia và tương lai có thể vươn tầm quốc tế, bởi vì ở đây quy tụ rất nhiều các đơn vị cùng tham gia và lượng kiến thức rất chuyên sâu”.
Các tham luận được trình bày tại Hội thảo thu hút nhiều sự chú ý và quan tâm của khách mời tham dự. Một số tham luận nổi bật được trình bày tại hội thảo gồm: Hiện trạng an toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2024; Giảm thiểu rủi ro an toàn cho phần mềm nội bộ; Nghiên cứu xây dựng công cụ dò quét ; Nâng cao khả năng phát hiện và ứng phó với ; An toàn dữ liệu trên môi trường ; Tường lửa ứng dụng mã nguồn mở dùng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Mobile Security: Cuộc chiến thầm lặng; Nguy cơ an toàn thông tin trong chuyển đổi số và bài toán bảo vệ dữ liệu; Một số giải pháp bảo mật trên nền tảng điện toán đám mây OpenStack.
Qua những ý kiến, đánh giá sâu sắc của Hội thảo đã phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết và cập nhật những xu hướng an toàn thông tin, an ninh mạng mới nhất trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ đó tham mưu, đề xuất các chủ trương và giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm an toàn thông tin và tăng cường an ninh mạng tại các cơ quan, tổ chức; Đề xuất và kiến nghị các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại, các sáng kiến khoa học trong bảo đảm an toàn thông tin, đáp ứng nhu cầu số hóa ngày càng cấp thiết hiện nay.
Nguyệt Thu
08:00 | 11/09/2024
14:00 | 16/10/2024
14:00 | 09/09/2024
10:00 | 02/10/2024
17:00 | 11/10/2024
16:00 | 23/09/2024
16:00 | 14/10/2024
09:00 | 01/07/2024
13:00 | 23/10/2024
Trong tháng 9, hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet ghi nhận 18 hệ thống cơ quan nhà nước đã kết nối đến hạ tầng botnet (mạng máy tính ma), đặt ra các nguy cơ mất an toàn thông tin. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã vào cuộc hỗ trợ xử lý.
20:00 | 28/09/2024
Sau 8 giờ thi đấu sôi nổi, quyết liệt, đội UIT.CoS đến từ Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP. HCM đã xuất sắc giành chức quán quân cuộc thi An toàn và Bảo mật thông tin toàn quốc CIS 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ).
07:00 | 27/09/2024
Trung tâm điều phối an ninh mạng quốc gia Ukraine (NCCC) đã hạn chế việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trong các cơ quan chính phủ, đơn vị quân đội và cơ sở hạ tầng quan trọng, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
10:00 | 26/09/2024
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sắp xếp ngân sách để đầu tư vào công nghệ, cũng như không có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo về Blockchain và AI để vận hành hiệu quả”, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh.
Sáng ngày 23/10, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo buổi Lễ.
17:00 | 23/10/2024
Ngày 22/10, Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai chính thức bắt đầu với lễ đón đoàn đại biểu Lào tại cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
16:00 | 23/10/2024
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành hiện thực, một phần không nhỏ nhờ công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) và các mạng 5G dùng riêng. Đến năm 2029, thị trường cách mạng công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ đạt giá trị 377,30 tỷ USD. Bà Marie Hattar, Phó Chủ tịch cấp cao Keysight Technologies (Hoa Kỳ), đã chia sẻ tầm quan trọng của 5G trong hành trình cách mạng công nghiệp 4.0.
13:00 | 22/10/2024